Nghị định 06/2021/NĐ-CP quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng

September 12, 2021

    CHÍNH PHỦ
 
_______  

Số:  06/2021/NĐ-CP

     

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
_______________________

 

Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2021

 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết một số nộidung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

_________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổchức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 28 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác côngtư ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lýchất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng ápdụng

1. Nghị định này quy định chi tiết một số nội dungvề quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảotrì công trình xây dựng.

2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức,cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý chấtlượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trìnhxây dựng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạtđộng quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định củaNghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thựchiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảochất lượng và an toàn của công trình.

2. Quản lý thi công xây dựng công trình là hoạtđộng quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định củaNghị định này và pháp luật khác có liên quan để việc thi công xây dựng côngtrình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thiếtkế và mục tiêu đề ra.

3. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹthuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình,thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm,thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thucông trình xây dựng.

4. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựnghoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sửdụng thực tế.

5. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồsơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưulại khi đưa công trình vào sử dụng.

6. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là hoạt độngđo lường nhằm xác định đặc tính của đất xây dựng, vật liệu xây dựng, môi trườngxây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theoquy trình nhất định.

7. Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đođạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông sốkỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.

8. Trắc đạc công trình là hoạt động đo đạc để xácđịnh vị trí, hình dạng, kích thước của địa hình, công trình xây dựng phục vụthi công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo hành, bảo trì, vận hành, khai thácvà giải quyết sự cố công trình xây dựng.

9. Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánhgiá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thôngsố kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xâydựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.

10. Giám định xây dựng là hoạt động kiểm định xâydựng và đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng,được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy địnhtại Nghị định này.

11. Đánh giá hợp quy trong hoạt động xây dựng làđánh giá mức độ phù hợp của vật liệu xây dựng và sản phẩm xây dựng so với yêucầu của quy chuẩn kỹ thuật có liên quan được áp dụng.

12. Đánh giá hợp chuẩn trong hoạt động xây dựng làđánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trườngvới tiêu chuẩn tương ứng.

13. Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp cáccông việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của côngtrình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dungbảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các côngviệc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa côngtrình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sửdụng công trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổicông năng, quy mô công trình.

14. Quy trình bảo trì công trình xây dựng là tàiliệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trìcông trình xây dựng.

15. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình(tuổi thọ thiết kế) là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảmbảo yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng. Thời hạn sử dụng theo thiết kế củacông trình được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liênquan, nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

16. Thời hạn sử dụng thực tế của công trình (tuổithọ thực tế) là khoảng thời gian công trình được sử dụng thực tế, đảm bảo cácyêu cầu về an toàn và công năng sử dụng.

17. Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết củanhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định cáchư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng côngtrình xây dựng.

18. Chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức cóquyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.

19. Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sởhữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc làngười được chủ sở hữu công trình ủy quyền quản lý, sử dụng công trình trongtrường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là ngườiquản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật có liên quan.

20. An toàn trong thi công xây dựng công trình làgiải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằmđảm bảo không gây thương tật, tử vong, không làm suy giảm sức khỏe đối với conngười, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xâydựng công trình.

21. Quản lý an toàn trong thi công xây dựng làhoạt động quản lý của các chủ thể tham gia xây dựng công trình theo quy địnhcủa Nghị định này và pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo an toàn trong thicông xây dựng công trình.

22. Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xâydựng (sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánhgiá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sửdụng an toàn.

Điều 3. Phân loại và phân cấp công trìnhxây dựng

1. Căn cứ tính chất kết cấu và công năng sử dụng,công trình xây dựng được phân loại như sau:

a) Theo tính chất kết cấu, công trình được phânthành các loại gồm: nhà kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bểchứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;

b) Theo công năng sử dụng, công trình được phânthành các loại gồm: công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sửdụng cho mục đích sản xuất công nghiệp; công trình cung cấp các cơ sở, tiện íchhạ tầng kỹ thuật; công trình phục vụ giao thông vận tải; công trình phục vụ sảnxuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình sử dụng cho mục đích quốcphòng, an ninh và được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định này.

Công năng sử dụng của công trình có thể được tạora bởi một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyềncông nghệ gồm nhiều hạng mục công trình có mối quan hệ tương hỗ với nhau tạonên công năng chung. Dự án đầu tư xây dựng có thể có một, một số công trình độclập hoặc tổ hợp công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính. Công trìnhnằm trong một tổ hợp công trình hoặc một dây chuyền công nghệ là hạng mục côngtrình trong tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ.

2. Cấp công trình xây dựng được xác định cho từngloại công trình theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Xây dựng ngày 18tháng 6 năm 2014 (sau đây gọi là Luật số 50/2014/QH13) được sửa đổi, bổ sungtại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14) được sử dụng trong quảnlý các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định về cấp công trình xây dựng do Bộtrưởng Bộ Xây dựng ban hành.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công anquy định về việc sử dụng cấp công trình quy định tại khoản 2 Điều này trongquản lý các hoạt động đầu tư xây dựng công trình sử dụng cho mục đích quốcphòng, an ninh.

Điều 4. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng,quan trắc, trắc đạc công trình

1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc,trắc đạc công trình là các hoạt động đo lường được thực hiện trong quá trìnhthi công xây dựng để xác định thông số kỹ thuật và vị trí của vật liệu, cấukiện, bộ phận công trình, phục vụ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng.

2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải được thựchiện bởi các tổ chức, cá nhân có năng lực theo quy định của pháp luật.

3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thínghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình có trách nhiệmcung cấp số liệu một cách trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm về tínhchính xác đối với các số liệu mà mình cung cấp.

4. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổchức thực hiện các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắcđạc công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định củahợp đồng xây dựng và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan.

Điều 5. Thí nghiệm đối chứng, kiểm địnhxây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình

1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi côngxây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồngxây dựng;

b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắpđặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảmbảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;

c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xâydựng.

2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịulực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồngxây dựng;

b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấuhiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căncứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;

c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợpđồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);

d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểmtra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;

đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sởhữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;

e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấuhiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;

g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tácbảo trì.

3. Nội dung kiểm định xây dựng:

a) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, côngtrình xây dựng;

b) Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xácđịnh nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xâydựng;

c) Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấukiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.

4. Chi phí kiểm định xây dựng:

a) Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằngcách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựngvà các quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với nội dung, khốilượng công việc theo hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc đề cương kiểm địnhđược phê duyệt;

b) Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầuthiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất sảnphẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiệnkiểm định nếu kết quả kiểm định liên quan đến công việc do mình thực hiện chứngminh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phíthực hiện kiểm định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;

c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện kiểm định trong quá trình khaithác, sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc tráchnhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân đó phảichịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra.

Điều 6. Giám định xây dựng

1. Nội dung giám định xây dựng:

a) Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiếtkế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phậncông trình, công trình xây dựng;

b) Giám định nguyên nhân hư hỏng, sự cố công trìnhxây dựng theo quy định tại Chương IV Nghị định này;

c) Các nội dung giám định khác.

2. Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám địnhxây dựng:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định đốivới các công trình trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm ckhoản này;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức giám định đốivới công trình quốc phòng, an ninh;

c) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổchức giám định xây dựng đối với các công trình xây dựng khi được Thủ tướngChính phủ giao;

d) Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyênnhân sự cố theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này.

3. Chi phí giám định xây dựng bao gồm một số hoặctoàn bộ các chi phí sau:

a) Chi phí thực hiện giám định xây dựng của cơquan giám định bao gồm công tác phí và các chi phí khắc phục vụ cho công tácgiám định;

b) Chi phí thuê chuyên gia tham gia thực hiện giámđịnh xây dựng bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến côngtác và tiền công chuyên gia;

c) Chi phí thuê tổ chức thực hiện kiểm định phụcvụ giám định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định củapháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định khác của pháp luật cóliên quan phù hợp với khối lượng công việc của đề cương kiểm định;

d) Chi phí cần thiết khác phục vụ cho việc giámđịnh.

4. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sửdụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định. Trường hợpkết quả giám định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhânnào có liên quan thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí giám định tương ứngvới lỗi do mình gây ra và tổ chức xử lý khắc phục.

Điều 7. Phân định trách nhiệm giữa các chủthể trong quản lý xây dựng công trình

1. Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạtđộng xây dựng công trình bao gồm:

a) Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có);

b) Nhà thầu thi công xây dựng;

c) Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệuxây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;

d) Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế,quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác.

2. Các nhà thầu quy định tại các điểm b, c và dkhoản 1 Điều này khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lựctheo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toànđối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật, trước chủ đầu tư vàtrước nhà thầu chính trong trường hợp là nhà thầu phụ. Nhà thầu chính phải chịutrách nhiệm trước chủ đầu tư về các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

3. Trường hợp áp dụng hình thức liên danh các nhàthầu, các nhà thầu trong liên danh chịu trách nhiệm về chất lượng đối với côngviệc do mình thực hiện được phân định trong văn bản thỏa thuận liên danh; vănbản này phải xác định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh, tráchnhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh và xác địnhrõ phạm vi, khối lượng công việc thực hiện của từng thành viên trong liên danh;các nội dung này phải được quy định trong hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.

4. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầuthiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (sau đâygọi là tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, tổng thầu có tráchnhiệm tổ chức quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng đối với phần việcdo mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; thực hiện các tráchnhiệm khác được chủ đầu tư giao theo quy định của hợp đồng xây dựng.

5. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý xâydựng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hìnhthức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xâydựng công trình; tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm các nộidung quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này; tổ chức giám sát thi công xâydựng công trình, nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình,công trình xây dựng; tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụngtheo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Chủ đầu tư đượcquyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quyđịnh của pháp luật. Việc nghiệm thu của chủ đầu tư không thay thế, không làmgiảm trách nhiệm của nhà thầu tham gia xây dựng công trình đối với phần côngviệc do nhà thầu thực hiện.

6. Trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dựán đầu tư xây dựng hoặc giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án đầu tư xây dựngchuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực:

a) Chủ đầu tư được ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ choban quản lý dự án thực hiện một hoặc một số công việc thuộc trách nhiệm của chủđầu tư trong quản lý thi công xây dựng công trình theo quy định của Nghị địnhnày và phải được thể hiện bằng văn bản. Chủ đầu tư phải chỉ đạo, kiểm tra vàchịu trách nhiệm về các công việc đã ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho ban quảnlý dự án thực hiện;

b) Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước phápluật và chủ đầu tư về việc thực hiện các công việc được ủy quyền hoặc được giaonêu tại điểm a khoản này.

7. Trường hợp chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn quảnlý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:

a) Chủ đầu tư được quyền giao nhà thầu này thựchiện một hoặc một số công việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lýxây dựng công trình thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giámsát việc thực hiện hợp đồng xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa các nhàthầu tham gia xây dựng công trình và với chính quyền địa phương trong quá trìnhthực hiện dự án;

b) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giámsát thi công xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tưvề những công việc được giao theo quy định của hợp đồng và pháp luật có liênquan.

8. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầuEPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, chủ đầu tư có trách nhiệm: kiểm tra, đônđốc việc thực hiện các nội dung quản lý xây dựng công trình đã thỏa thuận tronghợp đồng xây dựng; tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, côngtrình xây dựng, tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.

9. Đối với dự án PPP:

a) Doanh nghiệp dự án PPP thực hiện trách nhiệmcủa chủ đầu tư về quản lý xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định này;

b) Cơ quan ký kết hợp đồng theo quy định pháp luậtvề đầu tư theo phương thức đối tác công tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện cácquy định tại khoản 8 Điều 19 Nghị định này. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền ủyquyền cho cơ quan, đơn vị trực thuộc làm cơ quan ký kết hợp đồng thì cơ quan cóthẩm quyền phải chỉ đạo, kiểm tra, chịu trách nhiệm về các nội dung công việcdo cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện; cơ quan ký kết hợp đồng chịu trách nhiệmtrước cơ quan có thẩm quyền và pháp luật về việc thực hiện các nội dung côngviệc được ủy quyền.

10. Quyền, nghĩa vụ và việc phân định trách nhiệmcủa các chủ thể quy định tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện trong hợp đồngvà theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Giải thưởng về chất lượng côngtrình xây dựng

1. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựngbao gồm các hình thức sau:

a) Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trìnhxây dựng;

b) Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng caovà các giải thưởng chất lượng khác.

2. Các nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng côngtrình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét ưu tiên khi tham giađấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Giảithưởng được làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là các giải thưởng mànhà thầu đạt được trong thời gian 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham giadự thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm quy định nội dung nêu trên trong hồ sơ mờithầu.

3. Bộ Xây dựng tổ chức và xét duyệt giải thưởngchất lượng công trình xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật số50/2014/QH13.

Điều 9. Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ

1. Việc quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ được thựchiện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho con người, tài sản, thiết bị, côngtrình, các công trình lân cận và môi trường xung quanh.

2. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ giađình, cá nhân:

a) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhânkhông có tầng hầm, có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻđược tự tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình;

b) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhândưới 7 tầng hoặc có 01 tầng hầm, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này,việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy địnhcủa pháp luật thực hiện;

c) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhântừ 7 tầng trở lên hoặc có từ 02 tầng hầm trở lên, hồ sơ thiết kế phải được thẩmtra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình trước khi xin cấp giấyphép xây dựng. Việc thiết kế và thẩm tra thiết kế phải được tổ chức, cá nhân cóđủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện.

3. Quản lý thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộgia đình, cá nhân:

a) Chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tổ chức thicông xây dựng, giám sát thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn trongthi công xây dựng công trình. Khuyến khích chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻtổ chức giám sát thi công xây dựng, lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở riêng lẻ theoquy định của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm ckhoản 2 Điều này việc thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng phải đượctổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.

4. Nội dung giám sát thi công xây dựng nhà ở riênglẻ của hộ gia đình, cá nhân:

a) Biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toànđối với nhà ở và các công trình liền kề, lân cận;

b) Chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiếtbị trước khi đưa vào thi công xây dựng;

c) Hệ thống giàn giáo, kết cấu chống đỡ tạm và cácmáy móc, thiết bị phục vụ thi công;

d) Biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môitrường trong quá trình thi công.

5.Ngoài những quy định tại Điều này, việc xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủquy định khác của pháp luật có liên quan và quy định của pháp luật về quản lýdự án đầu tư xây dựng trong trường hợp nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xâydựng công trình.

 

Chương II

QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

Điều 10. Nội dung quản lý thi công xâydựng công trình

1. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trìnhbao gồm:

a) Quản lý chất lượng thi công xây dựng côngtrình;

b) Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;

c) Quản lý khối lượng thi công xây dựng côngtrình;

d) Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựngtrong thi công xây dựng công trình;

đ) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trìnhthi công xây dựng;

e) Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợpđồng xây dựng.

2. Các nội dung tại các điểm a, b, c và d khoản 1Điều này được quy định tại Nghị định này. Nội dung tại điểm đ khoản 1 Điều nàyđược quy định tại Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều 11. Trình tự quản lý thi công xâydựng công trình

1. Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiệnviệc quản lý công trường xây dựng.

2. Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bịsử dụng cho công trình xây dựng.

3. Quản lý thi công xây dựng công trình của nhàthầu.

4. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủđầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xâydựng công trình.

5. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trongquá trình thi công xây dựng công trình.

6. Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịulực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xâydựng công trình.

7. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phậncông trình xây dựng (nếu có).

8. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoànthành để đưa vào khai thác, sử dụng.

9. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xâydựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

10. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.

11. Hoàn trả mặt bằng.

12. Bàn giao công trình xây dựng.

Điều 12. Quản lý vật liệu xây dựng, sảnphẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng

1. Trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xâydựng, vật liệu xây dựng đã là hàng hóa trên thị trường:

a) Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chấtlượng và cung cấp cho bên giao thầu (bên mua sản phẩm xây dựng) các chứng chỉ,chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm xây dựng, vậtliệu xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định khác của phápluật có liên quan;

b) Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại củasản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng theo yêu cầu của hợp đồng trước khi bàngiao cho bên giao thầu;

c) Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vậnchuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng;

d) Thực hiện sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm xâydựng không đạt yêu cầu về chất lượng theo cam kết bảo hành sản phẩm xây dựng vàquy định của hợp đồng xây dựng.

2. Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vậtliệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêucầu riêng của thiết kế:

a) Trình bên giao thầu (bên mua) quy trình sảnxuất, thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu cầu của thiết kế và quy trình kiểm soátchất lượng trong quá trình sản xuất, chế tạo đối với vật liệu xây dựng, cấukiện và thiết bị;

b) Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thửnghiệm theo quy trình đã được bên giao thầu chấp thuận, đáp ứng yêu cầu thiếtkế; tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên giao thầu trong việc kiểm soátchất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất, vận chuyển và lưu giữ tại côngtrình;

c) Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước khi bàngiao cho bên giao thầu;

d) Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quyđịnh của hợp đồng;

đ) Cung cấp cho bên giao thầu các chứng chỉ, chứngnhận, thông tin, tài liệu có liên quan theo quy định của hợp đồng và quy địnhcủa pháp luật có liên quan.

3. Nhà thầu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều nàychịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bịdo mình cung ứng, sản xuất, chế tạo so với yêu cầu của bên giao thầu và tínhchính xác, trung thực của các tài liệu cung cấp cho bên giao thầu; việc nghiệmthu của bên giao thầu không làm giảm trách nhiệm nêu trên của các nhà thầu này.

4. Bên giao thầu có trách nhiệm:

a) Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹthuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầucung ứng, nhà thầu sản xuất, chế tạo phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫnkỹ thuật áp dụng cho công trình;

b) Kiểm tra số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹthuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng;yêu cầu các nhà thầu cung ứng, sản xuất, chế tạo thực hiện trách nhiệm quy địnhtại khoản 1, khoản 2 Điều này trước khi nghiệm thu đưa vật liệu, sản phẩm, cấukiện, thiết bị vào sử dụng cho công trình;

c) Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trìnhchế tạo, sản xuất theo quy trình đã thống nhất với nhà thầu;

d) Lập hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sảnphẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điềunày.

5. Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm,cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình, bao gồm:

a) Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất theo yêucầu của hợp đồng và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;

b) Chứng chỉ xuất xứ phải phù hợp với quy định củahợp đồng giữa nhà thầu cung ứng, bên mua hàng và phù hợp với danh mục vật tư,vật liệu đã được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt đối với trường hợp nhập khẩutheo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa;

c) Giấy chứng nhận hợp quy theo quy định của cácquy chuẩn kỹ thuật và pháp luật có liên quan đối với vật liệu, sản phẩm, cấukiện, thiết bị thuộc đối tượng phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợpquy theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;

d) Các thông tin, tài liệu có liên quan tới vậtliệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của hợpđồng xây dựng;

đ) Các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm địnhvật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định củaquy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu của thiết kế được thực hiệntrong quá trình thi công xây dựng công trình;

e) Các biên bản nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấukiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định;

g) Các tài liệu khác có liên quan theo quy địnhcủa hợp đồng xây dựng.

6. Thay đổi chủng loại, nguồn gốc xuất xứ vậtliệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng:

a) Các vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị đượcthay thế phải đáp ứng được yêu cầu thiết kế, phù hợp với các quy chuẩn kỹthuật, tiêu chuẩn áp dụng và được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt theo quyđịnh của hợp đồng;

b) Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công vàvốn nhà nước ngoài đầu tư công, nếu việc thay đổi dẫn đến điều chỉnh dự án thìthực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Điều 13. Trách nhiệm của nhà thầu thi côngxây dựng

1. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảoquản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quyđịnh.

2. Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thểcó liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu. Hệ thống quảnlý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình, trongđó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác quảnlý thi công xây dựng, bao gồm: chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự áncủa nhà thầu; các cá nhân phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp và thực hiệncông tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng, quản lý khốilượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình.

3. Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:

a) Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểmđịnh, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của côngtrình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;

b) Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vậtliệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; biện pháp thicông;

c) Tiến độ thi công xây dựng công trình;

d) Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xâydựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trìnhxây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;

đ) Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dungquy định tại Phụ lục III Nghị định này; các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiếtđối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác địnhtrong kế hoạch tổng hợp về an toàn;

e) Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu củachủ đầu tư và quy định của hợp đồng xây dựng.

4. Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựngcông trình.

5. Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quyđịnh của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức thựchiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện.Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xâydựng phải được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹthuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh laođộng.

6. Thực hiện trách nhiệm của bên giao thầu trongviệc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sửdụng cho công trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này và quy định của hợpđồng xây dựng.

7. Tổ chức thực hiện các công tác thí nghiệm, kiểmtra, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị côngtrình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo yêu cầu củathiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xâydựng của nhà thầu hoặc do nhà thầu thuê theo quy định của hợp đồng xây dựngphải đủ điều kiện năng lực để thực hiện công tác thí nghiệm và phải trực tiếpthực hiện công tác này để đảm bảo kết quả thí nghiệm đánh giá đúng chất lượngcủa vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị côngnghệ được sử dụng cho công trình.

8. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng,giấy phép xây dựng (nếu có), thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báocho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng sovới điều kiện thực tế trong quá trình thi công. Kiểm soát chất lượng thi côngxây dựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồngxây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải phù hợp vớithời gian thực hiện thực tế tại công trường.

9. Dừng thi công xây dựng đối với công việc xâydựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết vềchất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết,sự cố này. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn laođộng, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo antoàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gâymất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.

10. Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theoyêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thửliên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.

11. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệmkiểm tra công tác thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thựchiện.

12. Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong thicông xây dựng đúng mục đích.

13. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình vàbản vẽ hoàn công theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.

14. Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các côngtác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định này.

15. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng,khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quyđịnh của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báocáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.

16. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc,thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trìnhđã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏathuận khác.

17. Tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi côngxây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện.

18. Người thực hiện công tác quản lý an toàn laođộng của nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:

a) Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về antoàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận;phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về antoàn, biện pháp đảm bảo an toàn và đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp vớithực tế thi công xây dựng;

b) Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tốnguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên côngtrường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệcá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầuvề an toàn lao động của người lao động; quản lý số lượng người lao động làmviệc trên công trường;

c) Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lýan toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất antoàn lao động phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời; quyết định việc tạmdừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sựcố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao độngkhông tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụngdụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉhuy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án;

d) Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động,sự cố gây mất an toàn lao động.

Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu tư

1. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiệnnăng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thicông xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình(nếu có) và các công việc tư vấn xây dựng khác.

2. Bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xâydựng phù hợp với tiến độ thi công xây dựng công trình và quy định của hợp đồngxây dựng.

3. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xâydựng theo quy định tại Điều 107 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tạikhoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Thực hiện việc thông báo khởi công xâydựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng; mẫu thông báo khởicông được quy định tại Phụ lục V Nghị định này. Trường hợp công trình thuộc đốitượng thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 24Nghị định này thì thông báo khởi công phải được gửi đồng thời tới cơ quanchuyên môn về xây dựng theo phân cấp.

4. Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo nộidung quy định tại Điều 19 Nghị định này.

5. Thiết lập hệ thống quản lý thi công xây dựng vàthông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý thicông xây dựng của chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng côngtrình (nếu có) cho các nhà thầu có liên quan. Bố trí đủ nhân lực phù hợp đểthực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý an toàn trong thi công xây dựng;kiểm tra việc huy động và bố trí nhân lực của nhà thầu giám sát thi công xâydựng công trình so với yêu cầu của hợp đồng xây dựng (nếu có). Người thực hiệncông tác quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư phải được đào tạo về chuyênngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định kháccủa pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6. Kiểm tra, chấp thuận tiến độ thi công tổng thểvà chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp tiến độ thicông đã được duyệt. Điều chỉnh tiến độ thi công xây dựng khi cần thiết theo quyđịnh của hợp đồng xây dựng.

7. Kiểm tra, xác nhận khối lượng đã được nghiệmthu theo quy định và khối lượng phát sinh theo quy định của hợp đồng xây dựng(nếu có).

8. Báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơquan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định nàytrong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớnđến an toàn cộng đồng.

9. Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chấtlượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quyđịnh tại Điều 5 Nghị định này.

10. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.

11. Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xâydựng.

12. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhàthầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảoyêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quyđịnh về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn laođộng, sự cố gây mất an toàn lao động.

13. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giảiquyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình; khai báo,xử lý và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, sự cố gây mấtan toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự cố côngtrình xây dựng, điều tra sự cố về máy, thiết bị theo quy định của Nghị địnhnày.

14. Tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môitrường trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về bảo vệmôi trường.

15. Lập báo cáo gửi cơ quan chuyên môn về xây dựngđể thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Nghị định này.

16. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện nếu đủ điềukiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định đểthực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định từ khoản 3đến khoản 7 Điều này; có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu nàytheo yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

17. Người thực hiện công tác quản lý an toàn laođộng của chủ đầu tư có trách nhiệm:

a) Tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định vềan toàn trong thi công xây dựng của các nhà thầu;

b) Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiệnquản lý an toàn và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trongthi công xây dựng công trình;

c) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiệndấu hiệu vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình.

Điều 15. Trách nhiệm của người lao độngtrong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường

Người lao động của các chủ thể tham gia hoạt độngxây dựng khi hoạt động trên công trường phải tuân thủ các quy định sau đây:

1. Thực hiện các trách nhiệm của người lao độngtheo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Báo cáo với người có thẩm quyền khi phát hiệnnguy cơ gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng.

3. Từ chối thực hiện các công việc được giao khithấy không đảm bảo an toàn lao động hoặc không được cung cấp đầy đủ phương tiệnbảo vệ cá nhân theo quy định.

4. Chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầunghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻan toàn, vệ sinh lao động.

5. Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động,sự cố gây mất an toàn lao động.

6. Thực hiện các nội dung khác theo quy định củapháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 16. Quản lý đối với máy, thiết bị cóyêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng

1. Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toànlao động sử dụng trong thi công xây dựng phải được kiểm định kỹ thuật an toànbởi các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn,vệ sinh lao động.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kiểm địnhkỹ thuật an toàn lao động phải sử dụng phần mềm trực tuyến quản lý cơ sở dữliệu kiểm định (sau đây gọi là phần mềm) quy định tại khoản 3 Điều này để cậpnhật cơ sở dữ liệu đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn laođộng sử dụng trong thi công xây dựng đã được kiểm định.

3. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:

a) Xây dựng, quản lý, cập nhật phần mềm và hướngdẫn, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao độngsử dụng phần mềm;

b) Đăng tải thông tin của tổ chức được cấp Giấychứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên phầnmềm;

c) Đăng tải thông tin của các cá nhân được cấpChứng chỉ kiểm định viên trên phần mềm.

Điều 17. Quản lý khối lượng thi công xâydựng

1. Việc thi công xây dựng công trình phải đượcthực hiện theo hồ sơ thiết kế được duyệt.

2. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán,xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thờigian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế đượcduyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.

3. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dựtoán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư, giám sát thi công xây dựngcủa chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét đểxử lý. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấpthuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán hợp đồng thi công xây dựngcông trình.

4. Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khốilượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanhtoán.

Điều 18. Quản lý tiến độ thi công xây dựng

1. Công trình xây dựng trước khi triển khai thicông phải được nhà thầu lập tiến độ thi công xây dựng phù hợp với thời gianthực hiện hợp đồng và tiến độ tổng thể của dự án, được chủ đầu tư chấp thuận.

2. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn vàthời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình được lập cho từnggiai đoạn theo tháng, quý, năm.

3. Chủ đầu tư, bộ phận giám sát thi công xây dựngcủa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có tráchnhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnhtiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéodài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án.

4. Trường hợp xét thấy tiến độ thi công xây dựngtổng thể của công trình bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết địnhđầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thể.

Điều 19. Giám sát thi công xây dựng côngtrình

1. Công trình xây dựng phải được giám sát trongquá trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật số50/2014/QH13. Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thicông xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thốngquản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

b) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhàthầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạchtổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những côngviệc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng côngtrình;

c) Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tạikhoản 3 Điều 13 Nghị định này do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi côngchỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phùhợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏathuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sátthi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối vớicác nội dung nêu trên;

d) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sảnphẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

đ) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựngcông trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trườngtheo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;

e) Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lýan toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toànđối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

g) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kếkhi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

h) Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấychất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi côngkhông đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảyra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủtrì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trongquá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theoquy định của Nghị định này;

i) Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm travật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và cáctài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàncông;

k) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chấtlượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quyđịnh tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);

l) Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy địnhtại các Điều 21, 22, 23 Nghị định này; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi côngxây dựng hoàn thành;

m) Thực hiện các nội dung khác theo quy định củahợp đồng xây dựng.

2. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thicông xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủđiều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộcác nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu EPChoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xâydựng được quy định như sau:

a) Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện giám sát thicông xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụthực hiện. Tổng thầu được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiệnnăng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dungquy định tại khoản 1 Điều này và phải được quy định trong hợp đồng xây dựnggiữa tổng thầu với chủ đầu tư;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thựchiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu. Chủ đầu tư được quyền cử đạidiện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bướcthi công quan trọng của công trình và phải được thỏa thuận trước với tổng thầutrong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 13Nghị định này.

4. Tổ chức thực hiện giám sát quy định tại khoản 2và điểm a khoản 3 Điều này phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và có đủnhân sự thực hiện giám sát tại công trường phù hợp với quy mô, yêu cầu của côngviệc thực hiện giám sát. Tùy theo quy mô, tính chất, kỹ thuật của công trình,cơ cấu nhân sự của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giámsát trưởng và các giám sát viên. Người thực hiện việc giám sát thi công xâydựng của tổ chức nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xâydựng phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và cấp công trình.

5. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi côngxây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựngcông trình theo nội dung quy định tại Phụ lục IV Nghị định này gửi chủ đầu tưvà chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nộidung trong báo cáo này. Báo cáo được lập trong các trường hợp sau:

a) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thicông xây dựng theo quy định tại Phụ lục IVa Nghị định này. Chủ đầu tư quy địnhviệc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thờiđiểm lập báo cáo;

b) Báo cáo khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn,nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng theoquy định tại Phụ lục IVb Nghị định này.

6. Trường hợp chủ đầu tư, tổng thầu EPC, tổng thầutheo hình thức chìa khóa trao tay tự thực hiện đồng thời việc giám sát và thicông xây dựng công trình thì chủ đầu tư, tổng thầu phải thành lập bộ phận giámsát thi công xây dựng độc lập với bộ phận trực tiếp thi công xây dựng côngtrình.

7. Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằngnguồn vốn đầu tư công và vốn nhà nước ngoài đầu tư công:

a) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trìnhphải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sảnxuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;

b) Tổ chức giám sát thi công xây dựng không đượctham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;

c) Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu,sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểmđịnh chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.

8. Đối với dự án PPP, cơ quan ký kết hợp đồng cótrách nhiệm:

a) Kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm củacác nhà thầu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và kiểm tra kết quả lựachọn nhà thầu đối với các gói thầu của dự án (nếu có);

b) Kiểm tra việc thực hiện công tác giám sát thicông xây dựng công trình theo nội dung đề cương, nhiệm vụ giám sát và quy địnhcủa Nghị định này; kiểm tra sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ápdụng cho công trình, các quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết kế trong quá trìnhthi công xây dựng công trình.

Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lập, phê duyệt đềcương kiểm tra bao gồm phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, số lượng đợt kiểmtra và các yêu cầu khác phù hợp với công việc cần thực hiện và thỏa thuận tạihợp đồng dự án;

c) Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP yêu cầu tư vấngiám sát, nhà thầu thi công xây dựng thay thế nhân sự trong trường hợp khôngđáp ứng yêu cầu năng lực theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quyđịnh của pháp luật về xây dựng;

d) Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP tạm dừng hoặcđình chỉ thi công xây dựng công trình khi phát hiện có sự cố gây mất an toàncông trình, có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn chịu lực, phòng cháy chữacháy, môi trường ảnh hưởng đến tính mạng, an toàn cộng đồng, an toàn công trìnhlân cận và yêu cầu nhà thầu tổ chức khắc phục trước khi tiếp tục thi công xâydựng công trình;

đ) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạngmục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượnghoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chứclựa chọn và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kiểm định theo quy định củapháp luật về đấu thầu; kiểm tra việc thực hiện kiểm định theo quy định;

e) Tham gia nghiệm thu hoàn thành hạng mục côngtrình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 23 Nghị địnhnày;

g) Kiểm định chất lượng công trình làm cơ sởchuyển giao theo quy định trong hợp đồng dự án đối với loại hợp đồng BOT, BLTkhi kết thúc thời gian kinh doanh hoặc thuê dịch vụ.

Điều 20. Giám sát tác giả của nhà thầuthiết kế trong thi công xây dựng công trình

1. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng công trình cótrách nhiệm thực hiện giám sát tác giả theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy địnhtrong hợp đồng xây dựng.

2. Nội dung thực hiện giám sát tác giả:

a) Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế côngtrình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầugiám sát thi công xây dựng công trình;

b) Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu đểgiải quyết các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xâydựng; điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xửlý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;

c) Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghịbiện pháp xử lý khi phát hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhàthầu thi công xây dựng;

d) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi cóyêu cầu của chủ đầu tư. Trường hợp phát hiện hạng mục công trình, công trìnhxây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửichủ đầu tư.

Điều 21. Nghiệm thu công việc xây dựng

1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đốivới các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, ngườitrực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹthuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thucông việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việcxây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằngbiên bản.

2. Người giám sát thi công xây dựng công trìnhphải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt,quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệmchất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựngcó liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng đượcyêu cầu nghiệm thu.

3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiệnnghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khinhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhàthầu thi công xây dựng.

4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lậpcho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của mộthạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên công việc được nghiệm thu;

b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhậnhay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo;yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếucó);

đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biênbản nghiệm thu;

e) Phụ lục kèm theo (nếu có).

5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:

a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng củachủ đầu tư;

b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công củanhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;

c) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công củanhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.

6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trườnghợp áp dụng hợp đồng EPC:

a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng củatổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình củachủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;

b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công củatổng thầu EPC.

Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thìngười trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trựctiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;

c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổngthầu (nếu có).

7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trườnghợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:

a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng củatổng thầu;

b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công củatổng thầu.

8. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụtrách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệmthu công việc xây dựng do mình thực hiện.

Điều 22. Nghiệm thu giai đoạn thi công xâydựng hoặc bộ phận công trình xây dựng

1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng côngtrình, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổchức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựngtrong các trường hợp sau:

a) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộphận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượngtrước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;

b) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.

2. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựnghoặc bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả cáccông việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, các kếtquả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầukỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quyđịnh của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giácác điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.

3. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tựthỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện vàthành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mụccông trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng

1. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, côngtrình xây dựng:

Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có tráchnhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục côngtrình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủtheo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;

b) Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộphận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy địnhtại Điều 21, Điều 22 Nghị định này;

c) Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thửnghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xâydựng;

d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòngcháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phầncông trình xây dựng:

a) Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thucó điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạmtrong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiếtkế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năngchịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiệnkhai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phụchoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thànhcác nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủđầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chấtlượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;

b) Trường hợp một phần công trình xây dựng đã đượcthi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủđầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này đểđưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo cácnội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình đượctổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công vànghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lạitheo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnhhưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đãđược nghiệm thu.

3. Điều kiện để đưa công trình, hạng mục côngtrình vào khai thác, sử dụng:

a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thutheo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Đối với các công trình quy định tại khoản 1Điều 24 Nghị định này, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tạikhoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấpthuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư. Đối vớicông trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầutư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấpthuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bảnchấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lậphồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.

4. Trường hợp công trình đã hoàn thành thi côngxây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng đượcyêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặcnghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc xử lýđược thực hiện như sau:

a) Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõcác chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định tráchnhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợpđồng xây dựng;

b) Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụngtrong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, côngtrình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồngtrên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khaithác, sử dụng và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và được các cơquan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liênquan.

5. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏathuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệmthu được xác nhận bằng biên bản. Nội dung biên bản và thành phần ký biên bảnnghiệm thu được quy định tại các khoản 2, 6, và 7 Điều này.

6. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục côngtrình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:

a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựngđược nghiệm thu;

b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

d) Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệmthu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình,công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuậtvà các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;

đ) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấpthuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầusửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);

e) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu phápnhân của người ký biên bản nghiệm thu;

g) Phụ lục kèm theo (nếu có).

7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:

a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tưhoặc người được ủy quyền;

b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giámsát thi công xây dựng, giám sát trưởng;

c) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởnghoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầutrong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danhthì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốcdự án của từng thành viên trong liên danh;

d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệmthiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;

đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan cóthẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thựchiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu côngtrình xây dựng

1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trongquá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy địnhtại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 bao gồm:

a) Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốcgia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIIINghị định này;

b) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;

c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợiích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựngngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản này.

2. Thẩm quyền kiểm tra:

a) Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị địnhnày thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lýcông trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệtnguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, côngtrình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên;công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòngChủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị- xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phâncấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tếnhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tạiđiểm a khoản này;

c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy bannhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộctrách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ cáccông trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cóthể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công anquy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốcphòng, an ninh;

đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng côngtrình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộcđối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiệnkiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạngmục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình.

3. Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thutrong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng đối với công trìnhquy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo chế độ làm việc củaHội đồng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này.

4. Nội dung kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xâydựng:

a) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về công tácquản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng công trình của chủ đầu tưvà các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này vàquy định của pháp luật có liên quan;

b) Kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thànhcông trình đưa vào khai thác, sử dụng.

5. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quátrình thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng:

a) Sau khi nhận được thông báo khởi công xây dựngcông trình của chủ đầu tư quy định tại Phụ lục V Nghị định này, cơ quan chuyênmôn về xây dựng thực hiện kiểm tra không quá 03 lần đối với công trình cấp đặcbiệt và công trình cấp I, không quá 02 lần đối với các công trình còn lại trongquá trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành công trình, trừ trườnghợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặctrường hợp chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghịđịnh này;

b) Căn cứ báo cáo thông tin công trình của chủ đầutư, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra vàthông báo cho chủ đầu tư kế hoạch kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra theo nộidung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và ra văn bản thông báo kết quả kiểmtra trong quá trình thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư; thời hạn ravăn bản không quá 14 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và không quá 7ngày đối với các công trình còn lại kể từ ngày tổ chức kiểm tra.

6. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoànthành công trình:

a) Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt,cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dựkiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 23 Nghịđịnh này, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thutheo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này tới cơ quan chuyên môn về xây dựng;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểmtra theo nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, trường hợp công trìnhkhông được kiểm tra trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều nàythì thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này; ra vănbản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định tại Phụ lục VIINghị định này hoặc ra văn bản không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầutư trong đó nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần được khắc phục. Thời hạn ra vănbản của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 30 ngày đối với công trình cấpI, cấp đặc biệt và 20 ngày đối với công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơđề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu;

c) Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyềnquy định tại khoản 2 Điều này được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liênquan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và yêu cầu thực hiện thí nghiệmđối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu côngtrình theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;

d) Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cánhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.

7. Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quancó thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này không thay thế, không làm giảmtrách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựngvà trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng côngtrình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.

8. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thutrong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng do chủ đầu tư lậpdự toán, thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng côngtrình.

9. Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về chi phí kiểmtra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xâydựng công trình.

Điều 25. Hội đồng do Thủ tướng Chính phủthành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hộiđồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (sau đây gọi làHội đồng) và quy định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việccủa Hội đồng theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng để thực hiện trách nhiệmquy định tại điểm a khoản 4 Điều 123 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sungtại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

2. Hàng năm, Hội đồng đề xuất danh mục công trìnhdo Hội đồng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu để Thủ tướng Chính phủ phêduyệt.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệmphối hợp với Hội đồng trong các hoạt động của Hội đồng.

Điều 26. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thànhcông trình xây dựng

1. Chủ đầu tư phải tổ chức lập hồ sơ hoàn thànhcông trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục VIb Nghị định này trước khi đưahạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành.

2. Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được lậpmột lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình(hạng mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thờiđiểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vàokhai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành côngtrình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) này.

3. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơhoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựngcông trình lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện. Trườnghợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuânthủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa.

4. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đốivới công trình thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm Bvà 05 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục côngtrình, công trình xây dựng vào sử dụng.

5. Hồ sơ nộp Lưu trữ lịch sử của công trình thựchiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 27. Bàn giao hạng mục công trình,công trình xây dựng

1. Việc bàn giao hạng mục công trình, công trìnhxây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 124 Luật số 50/2014/QH13 đượcsửa đổi, bổ sung tại khoản 46 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

2. Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, từngphần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quyđịnh có thể được bàn giao đưa vào khai thác theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặcđơn vị khai thác, sử dụng.

3. Chủ đầu tư tổ chức lập 01 bộ hồ sơ phục vụ quảnlý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định này,bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi tổ chức bàngiao hạng mục công trình, công trình xây dựng. Chủ sở hữu hoặc người quản lý,sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khaithác, sử dụng.

4.Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phầnthì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình, lập vàbàn giao hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần côngtrình được đưa vào sử dụng.

 

Chương III

BẢO HÀNH, BẢO TRÌ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Mục 1. BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Điều 28. Yêu cầu về bảo hành công trìnhxây dựng

1. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứngthiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần côngviệc do mình thực hiện.

2. Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xâydựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm củacác bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xâydựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; biện pháp, hình thức bảo hành;giá trị bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảođảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác có giá trị tương đương.Các nhà thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảolãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác sau khi kết thúc thời hạn bảohành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Đối vớicông trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hìnhthức bảo hành được quy định bằng tiền hoặc thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng;thời hạn và giá trị bảo hành được quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.

3. Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủđầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặcmột số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bịngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điềunày.

4. Đối với các hạng mục công trình trong quá trìnhthi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửachữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thểkéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xâydựng trước khi được nghiệm thu.

5. Thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình,công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầutư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau:

a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấpđặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trìnhcấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

c) Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụngvốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.

6. Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị côngtrình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắnhơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khinghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.

7. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặcvốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định nhưsau:

a) 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựngcấp đặc biệt và cấp I;

b) 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựngcấp còn lại;

c) Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụngvốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định tại điểm a, điểm b khoảnnày để áp dụng.

Điều 29. Trách nhiệm của các chủ thể trongbảo hành công trình xây dựng

1. Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng,khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của công trình thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặcngười quản lý, sử dụng công trình thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầuthi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành.

2. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứngthiết bị thực hiện bảo hành phần công việc do mình thực hiện sau khi nhận đượcthông báo yêu cầu bảo hành của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sửdụng công trình đối với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phảichịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành.

3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầucung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếmkhuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bấtkhả kháng được quy định trong hợp đồng xây dựng. Trường hợp hư hỏng, khiếmkhuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thìchủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thựchiện bảo hành. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình cótrách nhiệm thực hiện đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựngtrong quá trình khai thác, sử dụng công trình.

4. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thuviệc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầucung ứng thiết bị.

5. Xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trìnhxây dựng:

a) Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thicông xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thànhcông tác bảo hành gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận hoàn thànhviệc bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu bằng văn bản và hoàn trả tiềnbảo hành (hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tươngđương) cho các nhà thầu trong trường hợp kết quả kiểm tra, nghiệm thu việc thựchiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứngthiết bị tại khoản 4 Điều này đạt yêu cầu;

b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình có trách nhiệm tham gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựngcho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị khi cóyêu cầu của chủ đầu tư.

6. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kếxây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứngthiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chấtlượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.

7.Đối với công trình nhà ở, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, hình thức, giá trị vàthời hạn bảo hành thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

 

Mục 2. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Điều 30. Trình tự thực hiện bảo trì côngtrình xây dựng

1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trìnhxây dựng.

2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì côngtrình xây dựng.

3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng côngviệc bảo trì.

4. Đánh giá an toàn công trình.

5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xâydựng.

Điều 31. Quy trình bảo trì công trình xâydựng

1. Nội dung chính của quy trình bảo trì công trìnhxây dựng bao gồm:

a) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của côngtrình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;

b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suấtkiểm tra công trình;

c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảodưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiếtbị lắp đặt vào công trình;

d) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳcác thiết bị lắp đặt vào công trình;

đ) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng củacông trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;

e) Quy định thời gian sử dụng của công trình, cácbộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;

g) Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểmđánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàntrong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêuchuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;

h) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cầnkiểm định định kỳ;

i) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quantrắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;

k) Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựngvà việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;

l) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì côngtrình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinhmôi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

2. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trìcông trình xây dựng:

a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập vàbàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận côngtrình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trìnhbảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi côngxây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựngđưa vào sử dụng;

b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào côngtrình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mìnhcung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;

c) Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng côngtrình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tưcó thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảotrì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệmchi trả chi phí tư vấn;

d) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảotrì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật số 50/2014/QH13 được sửađổi, bổ sung tại điểm a khoản 47 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Chủ đầu tư, chủsở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủđiều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì côngtrình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.

3. Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khaithác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý,sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xâydựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lậpquy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trìphải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình, các bộ phận, hạngmục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình.

4. Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêngcho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụngcủa các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo cácquy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này.

5. Trường hợp có tiêu chuẩn về bảo trì hoặc có quytrình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quảnlý, sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình đó cho côngtrình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.

6. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xâydựng:

a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tốbất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việckhai thác, sử dụng công trình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

b) Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửađổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trìnếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quytrình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng côngtrình;

c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi,bổ sung thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảotrì ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sungquy trình bảo trì công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng côngviệc do mình thực hiện;

d) Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuậtbảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thìchủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảotrì theo nội dung đã được sửa đổi;

đ) Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng côngtrình có trách nhiệm phê duyệt những nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 32. Kế hoạch bảo trì công trình xâydựng

1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng côngtrình lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm trên cơ sở quy trìnhbảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.

2. Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trìnhxây dựng bao gồm:

a) Tên công việc thực hiện;

b) Thời gian thực hiện;

c) Phương thức thực hiện;

d) Chi phí thực hiện.

3. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sungtrong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trìnhquyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.

Điều 33. Thực hiện bảo trì công trình xâydựng

1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng côngtrình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theoquy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuêtổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

2. Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ vàđột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của côngtrình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.

3. Bảo dưỡng công trình được thực hiện theo kếhoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.

4. Sửa chữa công trình bao gồm:

a) Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hưhỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hưhỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;

b) Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khibộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió,bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộphận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng,vận hành, khai thác công trình.

5. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ côngtác bảo trì được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì côngtrình đã được phê duyệt;

b) Khi phát hiện thấy công trình, bộ phận công trìnhcó hư hỏng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khaithác, sử dụng;

c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạngcủa công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trìnhđã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;

d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dàithời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kếhoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình;

đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền.

6. Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trìphải được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Các công trình quan trọng quốc gia, công trìnhkhi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa;

b) Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và cácdấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;

c) Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặcngười quản lý sử dụng.

Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyênngành quy định về danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quátrình khai thác sử dụng.

7. Trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thìngoài việc chịu trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng củamình, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữuchung theo quy định của pháp luật có liên quan.

8. Đối với các công trình chưa bàn giao được chochủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệmlập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng và thực hiện việc bảo trì công trìnhxây dựng theo các nội dung quy định tại Điều này và Điều 31 Nghị định này.

Điều 34. Quản lý chất lượng công việc bảotrì công trình xây dựng

1. Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳvà đột xuất được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiệnbằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng cácthiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.

2. Công tác bảo dưỡng công trình được thực hiệntừng bước theo quy định tại quy trình bảo trì công trình xây dựng. Kết quả thựchiện công tác bảo dưỡng công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ; chủ sở hữuhoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thànhcông tác bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.

3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa;lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luậtvề quản lý công trình xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Công việc sửa chữa công trình phải được bảohành không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không íthơn 12 tháng đối với công trình từ cấp I trở lên. Mức tiền bảo hành không thấphơn 5% giá trị hợp đồng.

5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảohành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữatrong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

6. Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắchoặc phải kiểm định chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. Trường hợp cầnthiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể thuê tổ chức độclập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quan trắc.

7. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng:

a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồmquy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắpđặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khắc phục vụ cho bảo trìcông trình xây dựng;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệuphục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụngcông trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.

8. Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng bao gồm:

a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì côngtrình xây dựng nêu tại khoản 7 Điều này;

b) Kế hoạch bảo trì;

c) Kết quả kiểm tra công trình thường xuyên vàđịnh kỳ;

d) Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;

đ) Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượngcông trình (nếu có);

e) Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hànhcông trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu có);

g) Các tài liệu khác có liên quan.

9. Trường hợp áp dụng đầu tư xây dựng dự án PPP

a) Cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm kiểm traviệc tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng của doanh nghiệp dự án PPPtheo quy định của Nghị định này;

b) Doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm tổ chứcthực hiện chuyển giao công nghệ, bàn giao tài liệu phục vụ bảo trì, hồ sơ bảotrì công trình xây dựng cho cơ quan ký kết hợp đồng trước khi chuyển giao côngtrình theo quy định tại hợp đồng dự án.

Điều 35. Chi phí bảo trì công trình xâydựng

1. Chi phí bảo trì công trình xây dựng là toàn bộchi phí cần thiết được xác định theo yêu cầu các công việc cần phải thực hiệnphù hợp với quy trình bảo trì và kế hoạch bảo trì công trình xây dựng được phêduyệt. Chi phí bảo trì có thể gồm một, một số hoặc toàn bộ các nội dung chi phítrong thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo yêu cầu của quy trình bảo trìcông trình xây dựng được phê duyệt.

2. Căn cứ hình thức sở hữu và quản lý sử dụng côngtrình thì chi phí cho công tác bảo trì được hình thành từ một nguồn vốn hoặckết hợp một số các nguồn vốn sau: vốn nhà nước ngoài đầu tư công, vốn ngân sáchnhà nước chi thường xuyên, nguồn thu từ việc khai thác, sử dụng công trình xâydựng; nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợppháp khác.

3. Các chi phí bảo trì công trình xây dựng:

a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳhàng năm gồm chi phí: Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàngnăm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí bảo dưỡng theokế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữliệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì côngtrình xây dựng.

b) Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và độtxuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phầnthiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, vàtrường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khaithác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;

c) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xâydựng gồm các chi phí: Lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặcđiều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng côngtrình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); quan trắc công trình phục vụ công tácbảo trì (nếu có); kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có); đánh giáđịnh kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có);khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa; lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toánchi phí bảo trì công trình; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơdự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công sửa chữa côngtrình xây dựng, giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình; thực hiện các côngviệc tư vấn khác;

d) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác đểthực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phêduyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quankhác;

đ) Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặcngười quản lý, sử dụng công trình.

4. Chi phí sửa chữa công trình, thiết bị côngtrình

a) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiếtbị công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoàiđầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặcngười quản lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nộidung sau: tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý dosửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc;dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.

b) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiếtbị công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên sử dụng nguồn vốnnhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủsở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định vàphê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định củapháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

c) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiếtbị công trình sử dụng vốn khác, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý sửdụng công trình tham khảo, áp dụng các nội dung nêu tại điểm a, điểm b khoảnnày để xác định chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình.

5.Chi phí bảo trì định kỳ hàng năm (không bao gồm chi phí sửa chữa công trình,thiết bị công trình) thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổchức việc lập dự toán chi phí bảo trì định kỳ hàng năm. Việc quản lý chi phíbảo trì định kỳ hàng năm thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng nguồnvốn sử dụng thực hiện bảo trì.

 

Mục 3. ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH

 

Điều 36. Trình tự thực hiện đánh giá antoàn công trình

1. Lập và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn.

2. Tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình.

3. Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn.

4. Gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhậnvà cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình theo quy định tại khoản 4Điều 39 Nghị định này.

Điều 37. Nội dung đánh giá an toàn côngtrình

1. Kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc của cáckết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn.

2. Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vậnhành, khai thác công trình bình thường, bao gồm: độ ồn, mức độ ô nhiễm củakhói, bụi và các chất gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người; an toàncháy nổ; kết quả kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vàcác điều kiện an toàn khác có liên quan.

3. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành cótrách nhiệm:

a) Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn,quy trình đánh giá an toàn công trình;

b) Công bố các tổ chức kiểm định đủ điều kiện nănglực thực hiện đánh giá an toàn công trình xây dựng chuyên ngành;

c) Quy định danh mục các công trình phải được cơquan quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này xem xét và thông báo ý kiến vềkết quả đánh giá an toàn công trình.

Điều 38. Trách nhiệm tổ chức thực hiệnđánh giá an toàn công trình

1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý,sử dụng công trình:

a) Tổ chức thực hiện việc đánh giá an toàn côngtrình theo quy định tại Điều 36 Nghị định này. Chủ sở hữu hoặc người quản lý,sử dụng công trình được quyền tự thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuêtổ chức kiểm định có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn côngtrình;

b) Bàn giao hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác đánhgiá an toàn công trình cho tổ chức kiểm định làm cơ sở để lập đề cương đánh giáan toàn công trình, bao gồm: hồ sơ bảo trì công trình, hồ sơ thiết kế bản vẽthi công, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồsơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình.Trường hợp không có hồ sơ hoặc hồ sơ của công trình không đủ thông tin phục vụcông tác đánh giá an toàn, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình cótrách nhiệm thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện khảo sát và lập hồsơ hiện trạng công trình để phục vụ công tác đánh giá an toàn;

c) Tổ chức thẩm tra và phê duyệt đề cương đánh giáan toàn công trình;

d) Tổ chức giám sát việc thực hiện công tác đánhgiá an toàn công trình;

đ) Xem xét và xác nhận kết quả đánh giá an toàncông trình;

e) Gửi 01 bản báo cáo kết quả đánh giá an toàncông trình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 39Nghị định này;

g) Lưu trữ hồ sơ đánh giá an toàn vào hồ sơ phụcvụ công tác bảo trì công trình xây dựng.

2. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá an toàn côngtrình:

a) Lập đề cương đánh giá an toàn công trình phùhợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của hợp đồng xâydựng, trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phê duyệt;

b) Thực hiện đánh giá an toàn công trình theo đềcương được phê duyệt;

c) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn và trìnhchủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định;

d) Chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánhgiá an toàn do mình thực hiện. Việc xác nhận báo cáo kết quả đánh giá an toàncủa chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thay thế và khônglàm giảm trách nhiệm về công tác đánh giá an toàn do tổ chức kiểm định thựchiện.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Rà soát các công trình xây dựng thuộc đối tượngphải đánh giá an toàn công trình trên địa bàn; quy định lộ trình và yêu cầu chủsở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức thực hiện việc đánh giáan toàn công trình đối với các công trình theo quy định tại Nghị định này;

b) Đối với các công trình quy định tại điểm akhoản này chưa xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trìnhtrên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việcđánh giá an toàn công trình đối với các công trình theo quy định tại Nghị địnhnày.

Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàncông trình

1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình kiểm tra khối lượng công việc đánh giá an toàn đã thực hiện, xem xét sựphù hợp của báo cáo đánh giá an toàn công trình so với đề cương đánh giá antoàn công trình được phê duyệt và quy định của hợp đồng để xác nhận kết quảđánh giá an toàn công trình.

2. Trường hợp báo cáo kết quả đánh giá an toàncông trình chưa đạt yêu cầu, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trìnhgửi tổ chức kiểm định ý kiến không đồng ý xác nhận bằng văn bản, trong đó nêucác nội dung chưa đạt yêu cầu mà tổ chức kiểm định phải thực hiện đánh giá lạihoặc đánh giá bổ sung.

3. Trong thời hạn 14 ngày kể từ khi nhận được báocáo kết quả đánh giá an toàn công trình của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sửdụng công trình theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 38 Nghị định này, cơ quannhà nước có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trìnhxem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình đến chủ sởhữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình như sau:

a) Chấp thuận báo cáo đánh giá an toàn; yêu cầuchủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các kiến nghị củatổ chức đánh giá an toàn để công trình đáp ứng các yêu cầu về an toàn;

b) Không chấp thuận báo cáo đánh giá an toàn trongtrường hợp nội dung thực hiện và kết quả báo cáo không đáp ứng yêu cầu; yêu cầuchủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức thực hiện đánh giálại hoặc đánh giá bổ sung;

c) Trường hợp kết quả đánh giá cho thấy công trìnhkhông đảm bảo điều kiện an toàn thì yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sửdụng công trình thực hiện quy định tại Điều 40 Nghị định này.

4. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thẩmquyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quyđịnh như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trìnhxây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;

b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đốivới công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyềnquy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;

c)Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.

 

Mục 4. XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH CÓ DẤU HIỆU NGUYHIỂM, CÔNG TRÌNH HẾT THỜI HẠN SỬ DỤNG, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Điều 40. Xử lý đối với công trình có dấuhiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng

1. Khi phát hiện hạng mục công trình, công trìnhcó dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủsở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:

a) Kiểm tra lại hiện trạng công trình;

b) Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết);

c) Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhưhạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, khoanh vùng nguy hiểm, di chuyển người và tài sản để bảođảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ;

d) Báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gầnnhất;

đ) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởngđến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết.

2. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin hạng mụccông trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việckhai thác, sử dụng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm:

a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướngdẫn chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát, kiểmđịnh chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡbộ phận công trình hoặc công trình(nếu cần thiết);

b) Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụngcông trình thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điềunày và thời gian thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chủ sở hữuhoặc người quản lý, sử dụng công trình không chủ động thực hiện để đảm bảo antoàn;

c) Trường hợp hạng mục công trình, công trình xâydựng có dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ thì cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặcngười quản lý, sử dụng công trình thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồmhạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tàisản để bảo đảm an toàn (nếu cần thiết);

d) Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc ngườiquản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật khi không thực hiệntheo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản4 Điều 39 Nghị định này.

3. Đối với chung cư cũ, chung cư có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo antoàn cho việc khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình thực hiện các quy định của Nghị định này và các quy định khác của phápluật về nhà ở.

4. Mọi công dân đều có quyền thông báo cho chủ sở hữu hoặc ngườiquản lý, sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các cơ quanthông tin đại chúng biết khi phát hiện hạng mục công trình, công trình xảy rasự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sửdụng để xử lý kịp thời.

5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị địnhnày khi tiếp nhận thông tin về hạng mục công trình, công trình xảy ra sựcố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việckhai thác, sử dụng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp an toàn quy định tạiđiểm c khoản 1 Điều này. Trường hợp không xử lý kịp thời, gây thiệt hại vềngười và tài sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Xử lý đối với công trình hết thờihạn sử dụng theo thiết kế

1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng côngtrình xác định thời hạn sử dụng của công trình theo hồ sơ thiết kế xây dựngcông trình và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.

2. Đối với công trình có ảnh hưởng lớn đến antoàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xâydựng, trong thời hạn tối thiểu 12 tháng trước khi công trình hết thời hạn sửdụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải báo cáo cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này về thời điểm hếtthời hạn sử dụng công trình và dự kiến phương án xử lý đối với công trình saukhi hết thời hạn sử dụng.

3. Sau khi nhận được báo cáo quy định tại khoản 2Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị địnhnày có trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng trong danhmục trên trang thông tin điện tử của mình.

4. Đối với công trình hết thời hạn sử dụng nhưngcó nhu cầu sử dụng tiếp trừ đối tượng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân,chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:

a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định để đánh giá chấtlượng hiện trạng của công trình và đề xuất phương án gia cố, cải tạo, sửa chữahư hỏng công trình (nếu có), xác định thời gian được tiếp tục sử dụng côngtrình sau khi sửa chữa, gia cố;

b) Tổ chức gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng côngtrình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng;

c) Gửi 01 bản báo cáo kết quả thực hiện công việcquy định tại điểm a, điểm b khoản này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này và các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnkhác theo quy định của pháp luật có liên quan để được xem xét và cho ý kiến vềviệc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ.Thời hạn xem xét và cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình củacác cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 14 ngày kể từ khi nhận được báo cáo;

d) Căn cứ kết quả thực hiện các công việc quy địnhtại điểm a, điểm b khoản này và ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquy định tại điểm c khoản này, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình.

5. Các trường hợp không tiếp tục sử dụng đối vớicông trình hết thời hạn sử dụng:

a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình không có nhu cầu sử dụng tiếp;

b) Kết quả kiểm tra, kiểm định để đánh giá chấtlượng hiện trạng của công trình cho thấy công trình không đảm bảo an toàn,không thể gia cố, cải tạo, sửa chữa;

c) Công trình không được cơ quan nhà nước có thẩmquyền cho phép tiếp tục khai thác, sử dụng.

6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tạikhoản 4 Điều 39 Nghị định này có trách nhiệm:

a) Rà soát các công trình xây dựng không đủ cơ sởđể xác định được thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và yêu cầuchủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng tổ chức thực hiện các nội dung quy địnhtại khoản 4 Điều này;

b) Tổ chức thực hiện việc xác định thời hạn sửdụng, công bố công trình hết thời hạn sử dụng và thực hiện các công việc tiếptheo quy định tại Điều này đối với các công trình chưa xác định được chủ sở hữuhoặc người quản lý, sử dụng công trình;

c) Thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sửdụng công trình về việc dừng sử dụng và yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý,sử dụng công trình có trách nhiệm phá dỡ công trình và thời gian thực hiện việcphá dỡ công trình đối với các công trình không tiếp tục sử dụng theo quy địnhtại khoản 5 Điều này.

7. Việc xử lý đối với nhà chung cư hết thời hạn sửdụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

8. Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình cá nhânhết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp, chủ sở hữu hoặc người quảnlý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện các công việc quy định tại điểma, điểm b khoản 4 Điều này và căn cứ vào kết quả thực hiện các công việc này đểtự quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình, trừ cáctrường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 42. Phá dỡ công trình xây dựng

1. Các tình huống phá dỡ công trình xây dựng:

a) Công trình phải phá dỡ để giải phóng mặt bằngxây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;

b) Công trình phải phá dỡ theo quy định tại điểm bkhoản 1 Điều 118 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 44 Điều 1Luật số 62/2020/QH14;

c) Công trình phải phá dỡ theo yêu cầu của cơ quannhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 118 Luật số50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 44 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14;

d) Công trình phải phá dỡ khi hết thời hạn sử dụngtheo quy định tại Điều 41 Nghị định này.

2. Trách nhiệm phá dỡ công trình xây dựng:

a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sửdụng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện phá dỡ công trình theo quyđịnh của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết địnhviệc phá dỡ công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luậtkhác có liên quan; quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức thực hiện phá dỡ côngtrình trong trường hợp chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình không thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phá dỡ công trình xâydựng;

c) Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình,phần công trình vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hànhchính;

d) Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc phá dỡ vàcưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;

đ) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công anquy định về thẩm quyền phá dỡ công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.

3. Phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựngbao gồm các nội dung chính sau:

a) Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ côngtrình xây dựng;

b) Thông tin chung về công trình, hạng mục côngtrình phải phá dỡ;

c) Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtđược áp dụng;

d) Thiết kế phương án phá dỡ;

đ) Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ;

e) Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có).

4. Người được giao quản lý, thực hiện phá dỡ khẩncấp công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong quá trình tổ chứcthực hiện phá dỡ khẩn cấp công trình bảo đảm tiến độ, an toàn, bảo vệ môitrường và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

5.Đối với việc phá dỡ công trình xây dựng là tài sản công, ngoài việc thực hiệntheo quy định của Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luậtvề quản lý, sử dụng tài sản công.

 

Chương IV

SỰ CỐ TRONG THI CÔNG VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÔNGTRÌNH

 

Mục 1. SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Điều 43. Cấp sự cố trong quá trình thicông xây dựng và khai thác, sử dụng công trình

Sự cố công trình xây dựng được chia thành ba cấptheo mức độ hư hại công trình hoặc thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấpII và cấp III như sau:

1. Sự cố cấp I bao gồm:

a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 ngườitrở lên;

b) Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần côngtrình hoặc hư hỏng có nguy cơgây sập đổ toàn bộ công trình cấp I trở lên.

2. Sự cố cấp II bao gồm:

a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5người;

b) Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơgây sập đổ toàn bộ công trình cấp II, cấp III.

3. Sự cố cấp III bao gồm các sự cố còn lại ngoàicác sự cố công trình xây dựng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 44. Báo cáo sự cố công trình xây dựng

1. Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng biện pháp nhanhnhất chủ đầu tư phải thông báovề sự cố bao gồm thông tin về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cốvà thiệt hại (nếu có) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quancấp trên của mình (nếu có). Ngay sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấpxã phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sựcố.

2. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủđầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy bannhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các sự cố có thiệt hại vềngười thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Báo cáo baogồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên công trình, vị trí xây dựng, quy mô côngtrình;

b) Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng côngtrình;

c) Mô tả về sự cố, tình trạng công trình xây dựngkhi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố;

d) Thiệt hại về người và tài sản (nếu có).

3. Đối với các sự cố công trình đi qua địa bàn 02tỉnh trở lên, sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tinvề sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm gửi báo cáosự cố cho Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.

4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đượcquyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố.

5. Trường hợp sự cố công trình xảy ra trong quátrình khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình cótrách nhiệm thực hiện theo quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này.

Điều 45. Giải quyết sự cố công trình xâydựng

1. Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thicông xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìmkiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa cácnguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiệnbáo cáo theo quy định tại Điều 44 Nghị định này. Ủy ban nhân dân các cấp chỉđạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiệntrường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giảiquyết sự cố.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trìgiải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau:

a) Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặckhai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trìnhtùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố;

b) Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiệntrường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tàisản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bênliên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cầnthiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khiphá dỡ, thu dọn;

c) Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cốcho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư,chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố;

d) Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theoquy định của pháp luật;

đ) Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy bannhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giảiquyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn.

3. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trongquá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trìnhtrong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầucủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi khắc phục sự cố, cơ quan có thẩm quyềnquy định tại khoản 2 Điều này quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa côngtrình vào sử dụng.

4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệmbồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất,mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công anquy định về báo cáo và giải quyết sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng,an ninh.

Điều 46. Giám định nguyên nhân sự cố côngtrình xây dựng

1. Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyênnhân sự cố công trình xây dựng:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức giámđịnh nguyên nhân các sự cố trên địa bàn;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức giámđịnh nguyên nhân sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;

c) Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủtrì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng trong trường hợpđược Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điềunày thành lập Tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố. Tổ điều tra sựcố bao gồm đại diện các đơn vị của cơ quan chủ trì giải quyết sự cố, các cơquan có liên quan và các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quanđến sự cố. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì tổ chức giám định nguyên nhânsự cố chỉ định tổ chức kiểm định thực hiện giám định chất lượng công trình phụcvụ đánh giá nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.

3. Nội dung thực hiện giám định nguyên nhân sự cố:

a) Thu thập hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật cóliên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố;

b) Đánh giá mức độ an toàn của công trình sau sựcố;

c) Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cánhân có liên quan;

d) Lập hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố, bao gồm:Báo cáo giám định nguyên nhân sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trìnhthực hiện giám định nguyên nhân sự cố.

4. Chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cốcông trình xây dựng:

a) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ratrong quá trình thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm chi trảchi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng. Sau khi có kếtquả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệmthì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chitrả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố. Trường hợp sự cố công trìnhxảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chứcgiám định nguyên nhân sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng cóliên quan;

b) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ratrong quá trình khai thác, sử dụng công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý,sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhânsự cố công trình xây dựng. Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố côngtrình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố côngtrình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyênnhân sự cố. Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thìtrách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố do chủ sở hữuhoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả.

Điều 47. Hồ sơ sự cố công trình xây dựng

Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụngcó trách nhiệm lập hồ sơ sự cố bao gồm các nội dung sau:

1. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nộidung: Tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng côngtrình, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; tình trạng côngtrình khi xảy ra sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và tài sản; sơ bộvề nguyên nhân sự cố.

2. Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựngcông trình liên quan đến sự cố.

3. Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố.

4.Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.

 

Mục 2. SỰ CỐ GÂY MẤT AN TOÀN LAO ĐỘNGTRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

Điều 48. Sự cố gây mất an toàn lao độngtrong thi công xây dựng công trình

1. Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi côngxây dựng công trình bao gồm:

a) Sự cố sập đổ máy, thiết bị phục vụ công tác thicông xây dựng (sau đây gọi là sự cố về máy, thiết bị);

b) Sự cố tai nạn lao động xảy ra trong thi côngxây dựng công trình.

2. Việc khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyếtsự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình được quy địnhnhư sau:

a) Đối với sự cố quy định tại điểm a khoản 1 Điềunày, việc khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyết sự cố được thực hiện theoquy định tại Điều 49, Điều 50 Nghị định này;

b) Đối với sự cố quy định tại điểm b khoản 1 Điềunày thì việc khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyết sự cố thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 49. Khai báo, báo cáo và giải quyếtsự cố về máy, thiết bị

1. Khi xảy ra sự cố về máy, thiết bị, bằng biệnpháp nhanh nhất chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo về sựcố bao gồm thông tin về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cố vàthiệt hại (nếu có) với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố. Ngay sau khinhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo cho Ủy ban nhân dâncấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các tổchức có liên quan để kịp thời tổ chức giải quyết sự cố.

2. Ngoài việc khai báo theo quy định tại khoản 1Điều này, đối với các sự cố về máy, thiết bị gây chết người hoặc làm bị thươngnặng từ 2 người trở lên, nhà thầu thi công xây dựng phải khai báo theo quy địnhcủa pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

3. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng côngtrình có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinhlao động và thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm antoàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tụcxảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện khai báo theo quy địnhtại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các cơquan có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cốvà thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.

5. Cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị địnhnày có trách nhiệm:

a) Kiểm tra hiện trường, kiểm tra việc khai báo,giải quyết sự cố của chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng theo quy địnhtại Điều này;

b) Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng sử dụng đốivới máy, thiết bị; dừng, tạm dừng thi công đối với các hạng mục công trình, mộtphần hoặc toàn bộ công trình tùy theo mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố;

c) Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiệntrường sự cố trên cơ sở đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và cáccông trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh,quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tácđiều tra xác định nguyên nhân và lập hồ sơ sự cố về máy, thiết bị trước khi phádỡ, thu dọn;

d) Thông báo kết quả điều tra nguyên nhân sự cố vềmáy, thiết bị cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đốivới chủ đầu tư hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố vềmáy, thiết bị;

đ) Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theoquy định của pháp luật.

6. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng hoặc chủsở hữu, người quản lý, sử dụng máy, thiết bị có trách nhiệm khắc phục sự cố vềmáy, thiết bị đảm bảo các yêu cầu về an toàn trước khi thi công trở lại.

7. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố về máy, thiết bịcó trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố. Tùytheo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng còn bị xử lý theo các quy định kháccủa pháp luật có liên quan.

Điều 50. Điều tra sự cố về máy, thiết bị

1. Thẩm quyền điều tra sự cố về máy, thiết bị:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì điều tra sự cốvề máy, thiết bị xảy ra trên địa bàn tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm b,điểm c khoản này;

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công anquy định về việc điều tra sự cố máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng côngtrình phục vụ quốc phòng, an ninh;

c) Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủtrì điều tra sự cố máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng trong trường hợpđược Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Cơ quan có thẩm quyền điều tra sự cố quy địnhtại khoản 1 Điều này thành lập Tổ điều tra sự cố để thực hiện điều tra sự cố.Tổ điều tra sự cố bao gồm đại diện cơ quan chuyên môn về xây dựng, các cơ quancó liên quan và các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quan. Trườnghợp cần thiết, cơ quan chủ trì điều tra sự cố chỉ định tổ chức tư vấn xác địnhnguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.

3. Nội dung thực hiện điều tra sự cố về máy, thiếtbị:

a) Thu thập hồ sơ, tài liệu, thông số kỹ thuật cóliên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân;

b) Đánh giá mức độ an toàn của máy, thiết bị, côngtrình và công trình lân cận (nếu có) sau sự cố;

c) Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cánhân có liên quan;

d) Lập hồ sơ điều tra sự cố, bao gồm: Báo cáo điềutra sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện.

4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng chi phí tổchức điều tra sự cố. Sau khi có kết quả điều tra sự cố và phân định trách nhiệmthì tổ chức, cá nhằn gây ra sự cố phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chứcđiều tra sự cố. Trường hợp sự cố xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì tráchnhiệm chi trả chi phí tổ chức điều tra sự cố thực hiện theo quy định của hợpđồng xây dựng có liên quan.

5. Riêng trường hợp sự cố về máy, thiết bị khôngthuộc danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt sử dụng trong thi công xâydựng công trình và không làm bị thương nặng hoặc gây chết người thì chủ đầu tưcó trách nhiệm chủ trì tổ chức điều tra và giải quyết sự cố về máy, thiết bị.

Điều 51. Lập hồ sơ xử lý sự cố về máy,thiết bị

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ sự cốvề máy, thiết bị bao gồm các nội dung sau:

1. Biên bản kiểm tra hiện trường: tên, địa điểmhạng mục công trình, công trình xây dựng bị ảnh hưởng do sự cố về máy, thiết bịgây ra; thông số kỹ thuật, lý lịch máy, thiết bị sự cố; hiện trạng hạng mụccông trình, công trình xây dựng xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố;sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và tài sản; nguyên nhân xảy ra sự cố;

2. Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựngcông trình liên quan đến sự cố về máy, thiết bị;

3. Hồ sơ điều tra nguyên nhân sự cố; xử lý đối vớitổ chức, cá nhân có liên quan; biện pháp khắc phục sự cố;

4.Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 52. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Xây dựng:

a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnthống nhất quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghịđịnh này;

b) Ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiệncác văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về quản lý chất lượng công trìnhxây dựng, an toàn trong thi công xây dựng công trình và hướng dẫn thi hành Nghịđịnh này;

c) Thực hiện quản lý nhà nước về những nội dungthuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này đối với công trình chuyên ngànhthuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quyđịnh của Nghị định này của các bộ, ngành, địa phương, các chủ thể tham gia xâydựng, quản lý, khai thác sử dụng công trình; kiểm tra chất lượng các công trìnhxây dựng và an toàn trong thi công xây dựng công trình khi cần thiết;

d) Yêu cầu, đôn đốc các Bộ quản lý công trình xâydựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra sự tuân thủ cácquy định của Nghị định này theo thẩm quyền;

đ) Hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trìnhxây dựng; ban hành định mức bảo trì công trình xây dựng trừ định mức bảo dưỡngđối với các công trình chuyên ngành.

2. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngànhkhác:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về những nội dungthuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này đối với công trình chuyên ngành;hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng côngtrình xây dựng và an toàn trong thi công xây dựng áp dụng cho các công trìnhxây dựng chuyên ngành;

b) Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, kiểmtra đột xuất công tác quản lý chất lượng và an toàn trong thi công xây dựng củacác chủ thể tham gia xây dựng công trình; kiểm tra chất lượng các công trìnhxây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của bộ khi cần thiết hoặc khi đượcBộ Xây dựng yêu cầu;

c) Tổ chức xây dựng và ban hành định mức bảo dưỡngđối với các công trình chuyên ngành;

d) Tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chấtlượng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và công tác quản lý antoàn trong thi công xây dựng do bộ, ngành quản lý trước ngày 15 tháng 12 hàngnăm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

3. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngànhcó trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn trực thuộc trong việc tổchức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình chuyên ngành thuộcthẩm quyền quản lý của bộ, bao gồm:

a) Bộ Xây dựng đối với các công trình thuộc dự ánđầu tư xây dựng dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự ánđầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng côngnghiệp nhẹ, công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xâydựng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựngcông trình đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị);

b) Bộ Giao thông vận tải đối với các công trìnhthuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trừ các công trình do Bộ Xâydựng quản lý quy định tại điểm a khoản này;

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối vớicác công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp vàphát triển nông thôn;

d) Bộ Công Thương đối với các công trình thuộc dựán đầu tư xây dựng công trình công nghiệp trừ các công trình do Bộ Xây dựngquản lý quy định tại điểm a khoản này;

d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với các côngtrình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điềuchỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; chỉđạo, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc trong việc kiểm tra công tácnghiệm thu công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình chuyênngành trên địa bàn, cụ thể:

a) Sở Xây dựng đối với các công trình thuộc dự ánđầu tư xây dựng công trình dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhàở, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng, dự án đầu tư xây dựngcông trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, dự án đầutư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đườngbộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị), dự án đầu tư xây dựng có côngnăng phục vụ hỗn hợp khác;

b) Sở Giao thông vận tải đối với các công trìnhthuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trừ các công trình quy địnhtại điểm a khoản này;

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối vớicác công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp vàphát triển nông thôn;

d) Sở Công Thương đối với các công trình thuộc dựán đầu tư xây dựng công trình công nghiệp trừ các công trình quy định tại điểma khoản này;

đ) Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao, khu kinh tế đối với các công trình được đầu tư xây dựng trên địabàn được giao quản lý;

e) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương có Sở Giao thông vận tải - Xây dựng thì Sở này thực hiện nhiệm vụ tại điểma, điểm b khoản này.

5. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Ủyban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thựchiện các nội dung quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấptỉnh theo quy định của Nghị định này; phân cấp cho cơ quan được giao quản lý xâydựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu đốivới các công trình xây dựng trên địa bàn hành chính của huyện và được quyềnđiều chỉnh việc phân cấp thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu quy định tạiđiểm đ khoản 4 Điều này.

6. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quảnlý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trênđịa bàn theo phân cấp; chỉ đạo, kiểm tra đơn vị có chức năng quản lý về xâydựng trực thuộc tổ chức thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xâydựng theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

7. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyênngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp,theo dõi báo cáo định kỳ, hàng năm về nội dung quản lý chất lượng công trìnhxây dựng và an toàn trong thi công xây dựng công trình theo hướng dẫn của Bộtrưởng Bộ Xây dựng.

Điều 53. Xử lý chuyển tiếp

1. Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã đượcquyết định đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì loại và cấpcủa công trình được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm quyếtđịnh đầu tư.

2. Công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theoquy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủvề quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng nhưng không thuộc đốitượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định này thì khôngtiếp tục thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệmtổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng theo quyđịnh của Nghị định này và báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan chuyên môn vềxây dựng theo phân cấp để theo dõi.

3. Công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theoquy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Nghị định này.

4. Tiếp tục thực hiện các quy định về phân cấpcông trình xây dựng theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này cóhiệu lực đến khi quy định về phân cấp công trình hướng dẫn Luật số 62/2020/QH14và Nghị định này được ban hành và có hiệu lực.

Điều 54. Tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hànhvà thay thế Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủvề quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứngđầu tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cánhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

3.Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên nhiệm hướng dẫn và tổ chứcthực hiện Nghị định này./.

 

    Nơi nhận:
 
- Ban Bí thư Trung  ương Đảng;
 - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
 - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
 - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
 - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
 - Văn phòng Tổng Bí thư;
 - Văn phòng Chủ tịch nước;
 - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
 - Văn phòng Quốc hội;
 - Tòa án nhân dân tối cao;
 - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
 - Kiểm toán nhà nước;
 - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
 - Ngân hàng Chính sách xã hội;
 - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
 - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
 - Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
 - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực  thuộc, Công báo;
 - Lưu: VT, CN (2b).      

TM. CHÍNH PHỦ
 THỦ TƯỚNG
 
 
 

 


 
 
 Nguyễn Xuân Phúc

 

 

 


PHỤ LỤC I

PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH THEOCÔNG NĂNG SỬ DỤNG

(Banhành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chínhphủ)

 

I. CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DÂN DỤNG (CÔNGTRÌNH DÂN DỤNG)

Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng (côngtrình dân dụng) là công trình kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khác (có thểlà một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình) phục vụ cho các hoạtđộng, nhu cầu của con người như ở; học tập, giảng dạy; làm việc; kinh doanh;tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao; tập trung đông người; ăn uống, vui chơi,giải trí, thăm quan; xem hoặc thưởng thức các loại hình nghệ thuật, biểu diễn,thi đấu thể thao; trao đổi, tiếp nhận thông tin, bưu phẩm; khám bệnh, chữabệnh; tôn giáo, tín ngưỡng; và các công trình cung cấp các dịch vụ, nhu cầukhác của con người, bao gồm:

1. Công trình nhà ở: Các tòa nhà chung cư, nhà ởtập thể khác; nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụngkhác.

2. Công trình công cộng:

a) Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu:

- Một công trình độc lập, một tổ hợp các côngtrình sử dụng cho mục đích giáo dục, đào tạo, nghiên cứu trong các cơ sở sau:Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung họcphổ thông, trường có nhiều cấp học; trường đại học và cao đẳng, trường trunghọc chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụvà các loại trường hoặc trung tâm đào tạo khác;

- Trạm khí tượng thủy văn, trạm nghiên cứu địachấn, cơ sở nghiên cứu vũ trụ; các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành và cáccơ sở nghiên cứu chuyên ngành khác.

b) Công trình y tế:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trìnhsử dụng cho mục đích khám chữa bệnh trong các cơ sở sau: Bệnh viện, phòng khám(đa khoa hoặc chuyên khoa); trạm y tế; nhà hộ sinh, điều dưỡng, phục hồi chứcnăng, chỉnh hình, dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; cơ sở nghiên cứu, thínghiệm chuyên ngành y tế; các cơ sở y tế khác.

c) Công trình thể thao:

Sân vận động; nhà thi đấu; sân tập luyện, thi đấucác môn thể thao như: gôn, bóng đá, tennis, bóng chuyền, bóng rổ và các môn thểthao khác; bể bơi.

d) Công trình văn hóa:

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc,vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; công trình có tính biểu trưng,nghệ thuật (tượng đài ngoàitrời, cổng chào,...), côngtrình vui chơi, giải trí; các công trình văn hóa khác.

đ) Công trình tôn giáo, tín ngưỡng:

- Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôngiáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường;trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo; tượng đài, bia, tháp và cáccông trình tôn giáo khác;

- Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từđường (nhà thờ họ) và các công trình tín ngưỡng khác.

e) Công trình thương mại: Trung tâm thương mại,siêu thị, chợ, cửa hàng; nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các côngtrình thương mại khác.

g) Công trình dịch vụ:

- Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; cơ sở nghỉdưỡng; biệt thự lưu trú, căn hộ lưu trú và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;

- Biển quảng cáo đứng độc lập; bưu điện, bưu cục,cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác.

h) Công trình trụ sở, văn phòng làm việc:

- Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làmviệc của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làmviệc của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp vàcác tổ chức, cá nhân khác;

- Các tòa nhà sử dụng làm văn phòng kết hợp lưutrú.

i) Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặchỗn hợp khác.

Ví dụ: Tòa nhà bố trí công năng theo tầng cao đểsử dụng làm chung cư, khách sạn và văn phòng thì thuộc loại công trình hỗn hợp.

k) Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựngphục vụ dân sinh.

3. Cổng, tường rào, nhà bảo vệ và kết cấu nhỏ lẻkhác phục vụ cho mục đích dân dụng.

II. CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT CÔNGNGHIỆP (CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP)

Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất côngnghiệp (công trình công nghiệp) là các công trình kết cấu dạng nhà (nhà côngnghiệp) hoặc các hệ kết cấukhác sử dụng cho việc khai thác, sản xuất ra các loại nguyên liệu, vật liệu,sản phẩm, năng lượng phục vụ nhu cầu của con người và các ngành kinh tế, baogồm:

1. Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xâydựng:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền côngnghệ trong các cơ sở sau: Mỏ khai thác nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng(cát, đá, sét, và các nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng khác); nhà máysản xuất xi măng; trạm nghiền xi măng hoặc các công trình đơn lẻ khác trong dây chuyền sản xuất vậtliệu, sản phẩm xây dựng; các công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựngkhác (các loại cấu kiện bê tông, gạch xi măng cốt liệu, gạch đất sét nung vàcác loại viên xây khác, sản phẩm ốp, lát, sứ vệ sinh, kính và các sản phẩm từkính, các sản phẩm từ gỗ và các sản phẩm khác).

2. Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trìnhhoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Nhà máy luyện kim mầu; nhàmáy luyện, cán thép; nhà máy chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp; nhà máychế tạo máy công cụ và thiết bị công nghiệp; nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ;nhà máy chế tạo máy xây dựng; nhà máy chế tạo thiết bị toàn bộ; nhà máy sản xuất,lắp ráp phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, tàu thủy,...); nhà máy chế tạothiết bị điện, thiết bị cơ cho công nghiệp điện tử, điện lạnh; nhà máy sản xuấtcác sản phẩm cơ khí cho các ngành công nghiệp khác (công nghiệp hỗ trợ).

3. Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trìnhhoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Mỏ than hầm lò, mỏ than lộthiên; nhà máy sàng tuyển, chế biến than; nhà máy chế biến khoáng sản; mỏ quặnghầm lò, mỏ quặng lộ thiên; nhà máy tuyển, làm giàu quặng (bao gồm cả tuyểnquặng bô xít); công trình sản xuất alumin.

4. Công trình dầu khí:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trìnhhoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Giàn khai thác, công trìnhphục vụ hoạt động khai thác, xử lý dầu khí; nhà máy lọc, hóa dầu; nhà máy chếbiến khí; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học; kho chứa dầu thô, xăng dầu; khochứa khí hóa lỏng, trạm chiết khí hóa lỏng, phân phối khí; tuyến ống dẫn khí,dầu; nhà máy sản xuất dầu nhờn; nhà máy tái chế dầu thải.

5. Công trình năng lượng:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trìnhhoặc một dây chuyền công nghệtrong các cơ sở sau: Nhà máy thủy điện (không bao gồm các công trình đầu mối),nhiệt điện, điện nguyên tử; điện gió, điện mặt trời, điện địa nhiệt, điện thủytriều, điện rác (không bao gồm khu xử lý chất thải rắn), điện sinh khối; điệnkhí biogas; điện đồng phát; nhà máy cấp nhiệt, cấp hơi, cấp khí nén; đường dâytruyền tải điện và trạm biến áp; cơ sở cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho cácphương tiện giao thông và sử dụng cá nhân.

6. Công trình hóa chất:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trìnhhoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sản xuất, kho chứa, trạm chiếtnạp các sản phẩm sau: phânbón, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa được, hóa mỹ phẩmvà hóa chất khác; nguồn điện hóa học (pin, ắc quy, que hàn,...); khí côngnghiệp; cao su (săm, lốp, băng tải, cao su kỹ thuật,...); chất tẩy rửa (kem giặt, nước giặt, bột giặt, nước gội đầu,nước/chất tẩy rửa, xà phòng,…); sơn, mực in cácloại; nguyên liệu nhựa (alkyd, acrylic,...); nguyên liệu mỏ hóa chất (tuyểnquặng apatit); vật liệu nổ,tiền chất thuốc nổ công nghiệp.

7. Công trình công nghiệp nhẹ:

a) Thực phẩm:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền côngnghệ trong các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, kho chứa các sản phẩm sữa;bánh kẹo, mỳ ăn liền; dầu ăn, hương liệu; đồ uống (rượu, bia, nước giảikhát,...).

b) Sản phẩm tiêu dùng:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trìnhhoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau sản xuất, chế biến, đóng gói,lắp ráp, chế tạo, kho chứa các sản phẩm và thực hiện các công việc có liên quansau: xơ sợi; dệt; in, nhuộm (ngành dệt, may); sản phẩm may; thuộc da và các sảnphẩm từ da; nhựa; đồ sành sứ, thủy tinh; bột giấy và giấy; thuốc lá; đồ điện tử(ti vi, máy tính, điện thoại...), điện lạnh (điều hòa, tủ lạnh,...); linh kiện, phụ tùng thông tin và điện tử(mạch in điện tử, IC và các sản phẩm tương đương); thuốc và vật tư y tế; các sản phẩm tiêudùng khác.

c) Sản phẩm nông, thủy và hải sản:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trìnhhoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau sản xuất, chế biến, đóng gói,kho chứa các sản phẩm và thực hiện các công việc có liên quan sau: thủy hảisản; đồ hộp; xay xát, lau bóng gạo; các sản phẩm nông sản khác.

8. Các công trình khác phục vụ mục đích sản xuấtcông nghiệp.

III. CÔNG TRÌNH CUNG CẤP CƠ SỞ, TIỆN ÍCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT (CÔNGTRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT)

Công trình kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khácsử dụng làm cơ sở, tiện ích, cấu trúc phục vụ trực tiếp cho việc khai thác, sảnxuất và cung cấp nước; lưu trữ, xử lý nước và thoát nước thải; lưu trữ, xử lý các loại chất thải rắn;chiếu sáng các khu vực công cộng; chôn cất, hỏa táng, cử hành tang lễ; truyềntải thông tin; duy trì cảnh quan đô thị; cung cấp các chỗ đỗ xe công cộng, baogồm:

1. Công trình cấp nước:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trìnhhoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Nhà máy nước, công trình xửlý nước sạch (kể cả xử lý bùn cặn); trạm bơm (nước thô, nước sạch hoặc tăngáp); các loại bể (tháp) chứa nước sạch; tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nướcsạch).

2. Công trình thoát nước:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trìnhhoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Hồ điều hòa; trạm bơm nướcmưa; công trình xử lý nước thải; trạm bơm nước thải; công trình xử lý bùn; cácloại bể chứa nước mưa, nước thải; tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyếncống thoát nước thải.

3. Công trình xử lý chất thải rắn:

a) Một công trình độc lập, một tổ hợp các côngtrình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở xử lý chất thải rắn thôngthường bao gồm: Trạm trung chuyển; bãi chôn lấp rác; khu liên hợp xử lý/khu xửlý; cơ sở xử lý chất thải rắn;

b) Một công trình độc lập, một tổ hợp các côngtrình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở xử lý chất thải nguy hại.

4. Một công trình độc lập, một tổ hợp các côngtrình trong các cơ sở sau:

a) Công trình chiếu sáng công cộng (hệ thống chiếusáng công cộng, cột đèn);

b) Công viên cây xanh;

c) Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng;

d) Nhà để xe ô tô (ngầm và nổi); sân bãi để xe ôtô, xe máy móc, thiết bị.

5. Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụđộng:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trìnhhoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Nhà, trạm viễn thông, cộtăng ten, cột treo cáp, đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

6. Cống, bể, hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấukhác sử dụng cho cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật.

IV. CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ GIAO THÔNG VẬN TẢI (CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG)

Công trình kết cấu dạng cầu, đường, hầm hoặc dạngkết cấu khác (một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình) sử dụnglàm các cơ sở, tiện ích, cấu trúcphục vụ trực tiếp cho giao thông vận tải; điều tiết, điều phối các hoạt độnggiao thông vận tải; bao gồm:

1. Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc; đườngô tô; đường trong đô thị; đường nông thôn.

2. Bến phà, bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thuphí; trạm dừng nghỉ.

3. Công trình đường sắt:

a) Đường sắt cao tốc, đường sắt tốcđộ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương;

b) Ga hành khách, ga hàng hóa; ga deport; các kếtcấu rào chắn, biển báo phục vụ giao thông.

Chú thích: Công trình sản xuất, đóng mới phươngtiện đường sắt (đầu máy, toa tàu) thuộc loại công trình phục vụ sản xuất côngnghiệp - Mục II Phụ lục này.

4. Công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành(không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.

5. Công trình hầm: Hầm tàu điện ngầm, hầm đường ôtô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ.

6. Công trình đường thủy nội địa, hàng hải:

a) Công trình đường thủy nội địa: Cảng, bến thủynội địa; bến phà, âu tàu; công trình sửa chữa phương tiện thủy nội địa (bến, ụ,triền, đà, sàn nâng,...); luồng đường thủy (trên sông, hồ, vịnh và đường rađảo, trên kênh đào); các khu vực neo đậu; công trình chỉnh trị (hướng dòng/bảovệ bờ).

b) Công trình hàng hải: Bến, cảng biển; bến phà; âu tàu; công trình sửa chữatàu biển (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng hàng hải; các khu vực, các công trình neo đậu;công trình chỉnh trị (đê chắnsóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).

c) Các công trình đường thủy nội địa, hàng hải khác: Hệ thống phao báo hiệuhàng hải trên sông, trên biển; đèn biển; đăng tiêu; công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ; hệ thống giámsát và điều phối giao thông hàng hải (VTS) và các công trình hàng hải khác.

7. Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả cáccông trình đảm bảo bay); nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu kỹ thuật máybay (hangar), kho hàng hóa,...

8. Tuyến cáp treo và nhà ga để vận chuyển người vàhàng hóa.

9. Cảng cạn.

10. Các công trình khác như: trạm cân, cống, bể,hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.

V. CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN (CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN)

Công trình có kết cấu dạng đập, đê, kè, kênh,mương hoặc dạng kết cấu khác (một công trình độc lập, một tổ hợp các công trìnhhoặc một dây chuyền công nghệ) sử dụng làm các cơ sở, tiện ích, cấu trúc phụcvụ trực tiếp cho các công tác thủy lợi; chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêmnghiệp, thủy sản và các công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thônkhác, bao gồm:

1. Công trình thủy lợi: Hồ chứa nước; đập ngănnước (bao gồm đập tạo hồ, đập ngăn mặn, giữ ngọt, điều tiết trên sông, suối,...); tràn xả lũ;cống lấy nước, cống tiêu nước, cống xả nước; kênh, đường ống dẫn nước; đườnghầm thủy công; trạm bơm tưới - tiêu và công trình thủy lợi khác.

2. Công trình đê điều: đê sông; đê biển và cáccông trình trên đê, trong đê và dưới đê.

3. Một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các côngtrình trong các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các dự án đầu tư xây dựngcông trình khác phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

VI. CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH (CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG, AN NINH)

Công trình có kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấukhác sử dụng làm các cơ sở, tiện ích, cấu trúc phục vụ cho mục đích quốc phòng,an ninh. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định chi tiết về loại công trình phục vụquốc phòng, an ninh.

 


PHỤ LỤC II

(Banhành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chínhphủ)

 

Phụ lục IIa. Nhật ký thi công xây dựng công trình

Phụ lục IIb. Bản vẽ hoàn công

 


PHỤ LỤC IIA

NHẬT KÝ THI CÔNG XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH

(Banhành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chínhphủ)

 

1. Nhật ký thi công xây dựng công trình do nhàthầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trìnhxây dựng. Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầuhoặc nhà thầu chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thicông xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

2. Chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xâydựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiệntrước khi thi công xây dựng công trình.

3. Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm cácthông tin chủ yếu sau:

a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thờitiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thicông xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xâydựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;

b) Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn laođộng, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trìnhthi công xây dựng công trình (nếu có);

c) Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng,giám sát thi công xây dựng (nếu có);

d) Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phátsinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.

4. Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu tham giahoạt động xây dựng công trình phát hành văn bản để giải quyết các vấn đề kỹthuật trên công trường thì các văn bản này được lưu giữ cùng với nhật ký thicông xây dựng công trình.

 


PHỤ LỤC IIB

BẢN VẼ HOÀN CÔNG

(Banhành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chínhphủ)

 

1. Lập bản vẽ hoàn công:

a) Trường hợp các kích thước, thông số thực tế củahạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so vớikích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại vàđược các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàncông. Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kíchthước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhàthầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trongngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờbản vẽ này;

b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi côngxây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn côngtương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này;

c) Đối với các bộ phận công trình bị che khuấtphải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông sốthực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo;

d) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thànhviên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thựchiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

2. Mẫu dấu bản vẽ hoàn công:

Mẫu số 1:

   

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG  XÂY DỰNG

       

BẢN VẼ HOÀN CÔNG

 

Ngày……tháng……năm……

       

Người lập
 (Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ  ký)

     

Chỉ huy trưởng công trình  hoặc giám đốc dự án
 (Ghi rõ họ tên, chữ ký)

 

 

     

Tư vấn giám sát trưởng
 (Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ  ký)

 

Ghi chú: không áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xâydựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.

Mẫu số 2:

   

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

       

BẢN VẼ HOÀN  CÔNG
 Ngày……tháng…..năm…..

       

Người lập
 (Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

     

Chỉ huy  trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ
 (Ghi rõ họ tên, chữ ký)

     

Chỉ huy  trưởng hoặc giám đốc dự án của tổng thầu
 (Ghi rõ họ tên, chữ ký)

 

 

     

Tư vấn giám  sát trưởng
 (Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

 

Ghi chú: áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xâydựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.

 


PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN

(Banhành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chínhphủ)

 

1. Chính sách về quản lý an toàn lao động

(Các nguyên tắc cơ bản về quản lý an toàn laođộng; các quy định của pháp luật; lập kế hoạch, phổ biến và tổ chức thực hiện).

2. Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản lý an toàn laođộng; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Quy định về việc tổ chức huấn luyện về an toànlao động

(Bồi dưỡng huấn luyện cho các đối tượng là ngườiphụ trách công tác an toàn lao động, người làm công tác an toàn lao động, ngườilao động; kế hoạch huấn luyện định kỳ, đột xuất).

4. Quy định về quy trình làm việc hàng ngày, hàngtuần, hàng tháng hoặc định kỳ đối với các công việc có yêu cầu cụ thể đảm bảoan toàn lao động.

5. Các yêu cầu về đảm bảo an toàn trong tổ chứcmặt bằng công trường.

(Các yêu cầu chung; đường đi lại và vận chuyển;xếp liệu, nhiên liệu, cấu kiện thi công và các yêu cầu tổ chức mặt bằng côngtrường khác có liên quan).

6. Quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn laođộng cụ thể trên công trường.

(Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đếnrơi, ngã; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến vật bay, vật rơi; cácbiện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến sập đổ kết cấu; các biện pháp ngănngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng côngtrình; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn; các biện phápngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công trên mặt nước, dưới mặt nước; các biệnpháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công công trình ngầm; các biện phápngăn ngừa tai nạn liên quan đến cháy, nổ; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn chocộng đồng, công trình lân cận; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông vàcác biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động khác có liên quan).

7. Quy định về trang bị, cung cấp, quản lý và sửdụng các phương tiện bảo vệ cá nhân

(Mũ bảo hộ; đai, áo an toàn; phương tiện bảo vệcho mắt, tai, mặt, tay, chân; áo phao; mặt nạ thở, phòng độc; hộp sơ cứu và cácdụng cụ, phương tiện khác có liên quan).

8. Quản lý sức khỏe và môi trường lao động

(Hệ thống quản lý sức khỏe, vệ sinh lao động, quantrắc môi trường lao động và các hệ thống khác có liên quan đến quản lý sức khỏevà môi trường lao động).

9. Quy định về ứng phó với tình huống khẩn cấp

(Mạng lưới thông tin liên lạc, các quy trình ứngphó với tình huống khẩn cấp có liên quan).

10. Quy trình thực hiện việc theo dõi, báo cáocông tác quản lý an toàn lao động định kỳ, đột xuất

(Theo dõi và báo cáo việc thực hiện kế hoạch tổngthể về an toàn lao động; báo cáo về tình hình tai nạn lao động, sự cố gây mấtan toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; chia sẻ thông tin về tainạn, sự cố để nâng cao nhận thức của người lao động).

11. Các phụ lục, biểu mẫu, hình ảnh kèm theo đểthực hiện.

 


PHỤ LỤC IV

BÁO CÁO CÔNG TÁC GIÁM SÁTTHI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Banhành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chínhphủ)

 

Phụ lục IVa. Báo cáo định kỳ về công tác giám sátthi công xây dựng công trình.

Phụ lục IVb. Báo cáo hoàn thành công tác giám sátthi công xây dựng gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xâydựng.

 


PHỤ LỤC IVA

(Banhành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chínhphủ)

 

    …(1)…
 
-------      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
---------------

       

Số:  ……./……

     

……., ngày……. tháng……. năm………

 

 

 

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THICÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

 

Kínhgửi: ………(2)…….

 

……(1).... báo cáo về tình hình giám sát thi công xâydựng công trình/hạng mục công trình ....(3).... từ ngày…… đến ngày…… như sau:

1. Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công năng củacông trình so với giấy phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xâydựng), thiết kế xây dựng, chỉdẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.

2. Đánh giá sự phù hợp về năng lực của các nhàthầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng:

a) Tên đơn vị thi công;

b) Đánh giá sự phù hợp về năng lực của chỉ huytrưởng công trình hoặc giám đốc dự án của nhà thầu, người phụ trách kỹ thuậtthi công trực tiếp so với quy định hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật;

c) Thống kê và đánh giá sự phù hợp của các máymóc, thiết bị phục vụ thi công trong kỳ báo cáo so với hợp đồng xây dựng.

3. Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đãhoàn thành trong kỳ báo cáo, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn laođộng trong thi công xây dựng công trình:

a) Khối lượng công việc đã hoàn thành trong kỳ báocáo. Khối lượng công việc đã được nghiệm thu. So sánh với tiến độ thi công tổngthể và nguyên nhân gây chậm tiến độ (nếu có);

b) Đánh giá công tác tổ chức thi công so với biệnpháp thi công được phê duyệt. Các thay đổi về biện pháp thi công (nếu có);

c) Đánh giá việc thực hiện các nội dung của kếhoạch đảm bảo an toàn được phê duyệt.

4. Thống kê các công tác thí nghiệm được thực hiệntrong kỳ báo cáo số lượng các kết quả thí nghiệm đối với từng loại thí nghiệm.Đánh giá việc kiểm soát chất lượng công tác thí nghiệm, kiểm tra vật liệu, sảnphẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình theo kế hoạch thínghiệm đã được chấp thuận.

5. Thống kê các công việc xây dựng được nghiệm thutrong kỳ báo cáo, công tác nghiệm thu giai đoạn (nếu có).

6. Thống kê các thay đổi thiết kế trên công trườngtrong kỳ báo cáo.

7. Thống kê những tồn tại, khiếm khuyết về chấtlượng, sự cố công trình (4) trong kỳ báo cáo (nếu có); các tồn tại, khiếmkhuyết về chất lượng đã được khắc phục trong kỳ báo cáo. Đánh giá về nguyênnhân, biện pháp, kết quả khắc phục theo quy định.

8.Đề xuất, kiến nghị về tiến độ, nhân sự, thiết kế và các vấn đề kỹ thuật khác.

 

           

GIÁM SÁT TRƯỞNG
 
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Ghi chú:

(1) Tên của tổ chức thực hiện giám sát thi côngxây dựng.

(2) Tên của chủ đầu tư.

(3) Tên hạng mục công trình/công trình xây dựng.

(4) Trường hợp trong kỳ báo cáo có sự cố côngtrình thì gửi kèm báo cáo là hồ sơ giải quyết sự cố công trình theo quy định.

 


PHỤ LỤC IVB

(Banhành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chínhphủ)

 

    …(1)…
 
-------      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
---------------

       

Số:  ……./……

     

……., ngày……. tháng……. năm………

 

 

 

BÁO CÁO HOÀN THÀNH CÔNG TÁC GIÁM SÁT THICÔNG XÂY DỰNG GÓI THẦU/GIAI ĐOẠN/HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH/CÔNG TRÌNH XÂYDỰNG

 

Kínhgửi: ……….(2)……….

 

……(1).... báo cáo về công tác giám sát thi công xâydựng....(3).... như sau:

1. Quy mô công trình:

a) Mô tả quy mô và công năng của công trình: cácthông số kỹ thuật chính, công năng chủ yếu của các phần hoặc hạng mục côngtrình;

b) Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công năng củacông trình so với giấy phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xâydựng), thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, biện pháp đảmbảo an toàn được phê duyệt và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng chocông trình.

2. Đánh giá sự phù hợp về năng lực của nhà thầuthi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.

3. Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đãhoàn thành, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động trong thicông xây dựng công trình.

4. Đánh giá công tác thí nghiệm, kiểm tra vậtliệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình theo kếhoạch thí nghiệm đã được chấp thuận.

5. Đánh giá về công tác tổ chức và kết quả kiểmđịnh, quan trắc, thí nghiệm đối chứng (nếu có).

6. Đánh giá về công tác tổ chức nghiệm thu côngviệc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có).

7. Các thay đổi thiết kế và việc thẩm định, phêduyệt thiết kế điều chỉnh trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).

8. Những tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, sựcố công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có) và đánh giánguyên nhân, biện pháp và kết quả khắc phục theo quy định.

9. Đánh giá về sự phù hợp của hồ sơ quản lý chấtlượng theo quy định.

10. Đánh giá về sự tuân thủ các quy định của phápluật về môi trường, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và các quy định khác củapháp luật có liên quan (nếucó).

11. Đánh giá về sự phù hợp của quy trình vận hành,quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định.

12.Đánh giá về các điều kiện nghiệm thu hoàn thành gói thầu, giai đoạn, hạng mụccông trình, công trình xây dựng.

 

   

GIÁM SÁT TRƯỞNG
 
(Ký, ghi rõ họ tên)

     

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
 THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA
 …..(1)….
 
(Ký, ghi rõ họ tên,  chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú:

(1) Tên của tổ chức thực hiện giám sát thi côngxây dựng.

(2) Tên chủ đầu tư.

(3) Tên gói thầu/giai đoạn/hạng mục công trình/côngtrình xây dựng.

 


PHỤ LỤC V

(Banhành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chínhphủ)

 

    …(1)…
 
-------      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
---------------

       

Số:  ……./……

     

……., ngày……. tháng……. năm………

 

 

 

THÔNG BÁO KHỞI CÔNG XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNGTRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

   

Kính  gửi:

     

…………..(2)…………

 

…………..(3)…………

 

 

……(1)…… báo cáo về việc khởi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựngnhư sau:

1. Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng:……..thuộc dự án………...

2. Địa điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..

3. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư: …………………………………………………………………

4. Tên và số điện thoại liên lạc của cá nhân phụ trách trực tiếp: ……………………………..

5. Quy mô hạng mục công trình, công trình xây dựng(nêu quy mô, các thông số kỹ thuật chủ yếu và công năng sử dụng của các hạng mục công trình, côngtrình xây dựng).

6. Danh sách các nhà thầu chính và nhà thầu phụ (nếu có): (tổng thầu, các nhàthầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sátthi công xây dựng, quản lý dự án).

7.Ngày khởi công và ngày hoànthành (dự kiến).

 

    Nơi nhận:
 
- Như trên;
 - Lưu …;
 - Hồ sơ gửi kèm (4)      

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH
 PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
 
(Ký, ghi rõ họ tên,  chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

 

 

 

Ghi chú:

(1) Tên của chủ đầu tư.

(2) Tên cơ quan quản lý nhà nước về xây dựngtại địa phương nơi xây dựng côngtrình.

(3) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tracông tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại khoản 2Điều 24 Nghị định này trong trường hợp công trình thuộc đối tượng kiểm tra côngtác nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này.

(4) Các trường hợp quy định tại các điểm b, e, h và i khoản 2 Điều89 Luật số 50/2014/QH13 đượcsửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 gửi kèm hồ sơ thiếtkế xây dựng; trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89 Luật số50/2014/QH13 được sửa đổi, bổsung tại khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 thì hồ sơ gửi kèm bao gồm: hồ sơthiết kế xây dựng và các hồ sơ,giấy tờ chứng minh việc đáp ứng điều kiện về cấp phép xây dựng.

 


PHỤ LỤC VI

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CÔNGTÁC NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

(Banhành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chínhphủ)

 

Phụ lục VIa. Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xâydựng

Phụ lục VIb. Danh mục hồ sơ hoànthành công trình

 


PHỤ LỤC VIA

BÁO CÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNHXÂY DỰNG

(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)

 

    …….(1)…….
 
-------      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
---------------

       

Số:  …….……

     

……., ngày……. tháng…….  năm………

 

 

 

BÁOCÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Kínhgửi: ………………….(2)…………………………….

 

……..(1)………… báo cáo kết quảnghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xâydựng với các nội dung sau:

1. Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng …..(3)…… thuộc dự án………

2. Địa điểm xây dựng: ……………………………………………………………………..

3. Tên và số điện thoại liên lạc của cá nhân phụtrách trực tiếp: ……………………….

4. Quy mô hạng mục công trình, công trình xâydựng: (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).

5. Danh sách các nhà thầu (tổng thầu xây dựng, nhàthầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng,giám sát thi công xây dựng).

6. Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến).

7. Khối lượng của các loại công việc xây dựng chủyếu đã được thực hiện.

8. Đánh giá về chất lượng hạng mục công trình,công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế.

9. Báo cáo về các điều kiện để đưa hạng mục côngtrình, công trình xây dựng vào sử dụng.

10. Kèm theo báo cáo là danh mục hồ sơ hoàn thànhhạng mục công trình, công trình xây dựng.

Chủđầu tư cam kết đã tổ chức thicông xây dựng theo đúng hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt, giấy phépxây dựng (hoặc căn cứ miễnphép theo quy định của pháp luật); tập hợp hồ sơ hoàn thành công trình đầy đủvà tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo đúng quyđịnh của pháp luật. Đề nghị ....(2)....tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thuhạng mục công trình, công trình xây dựng theo thẩm quyền.

 

    Nơi nhận:
 
- Như trên;
 - Lưu:...      

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
 CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
 
(Ký, ghi rõ họ tên,  chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

 

 

 

Ghi chú:

(1) Tên của chủ đầu tư.

(2) Cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra côngtác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghịđịnh này.

(3) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựnghoặc phần công trình trong trường hợp đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu từngphần công trình.

 


PHỤ LỤC VIB

DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNHCÔNG TRÌNH

(Banhành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chínhphủ)

 

I. HỒ SƠ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HỢP ĐỒNG

1. Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng và Báocáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có).

2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng côngtrình và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹthuật đầu tư xây dựng.

3. Nhiệm vụ thiết kế, các văn bản thẩm định, thamgia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xâydựng và thiết kế cơ sở.

4. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xâydựng tái định cư (nếu có).

5. Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước cóthẩm quyền (nếu có) về: thỏa thuận quy hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sửdụng hoặc đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; đánh giá tác độngmôi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an toàn cho các công trình lâncận) và các văn bản khác có liên quan.

6. Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quancó thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất.

7. Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp đượcmiễn giấy phép xây dựng.

8. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựachọn các nhà thầu và hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.

9. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực củacác nhà thầu theo quy định.

10. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan tronggiai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng.

II. HỒ SƠ KHẢO SÁT XÂY DỰNG, THIẾT KẾ XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH

1. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát,báo cáo khảo sát xây dựng công trình.

2. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quảkhảo sát xây dựng.

3. Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng;quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình kèm theo: hồ sơ thiết kế xâydựng công trình đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹthuật.

4. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu thiếtkế xây dựng công trình.

5. Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quanđến giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.

III. HỒ SƠ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH

1. Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trìnhthi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp cóthẩm quyền.

2. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).

3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soátchất lượng thi công xây dựng công trình.

4. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãnmác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa;chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quycủa cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của LuậtChất lượng sản phẩm hàng hóa.

5. Các kết quả quan trắc (nếu có), đo đạc, thínghiệm trong quá trình thi công.

6. Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng,nghiệm thu bộ phận hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi côngxây dựng.

7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm địnhchất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).

8. Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặtvào công trình.

9. Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếucó); quy trình bảo trì công trình.

10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận củacác tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:

a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịchsử, văn hóa;

b) An toàn phòng cháy, chữa cháy;

c) An toàn môi trường;

d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thốngthiết bị công trình, thiết bị công nghệ;

đ) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trườnghợp phải có giấy phép xây dựng);

e) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹthuật và các công trình khác có liên quan;

g) Văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng,quản lý phát triển đô thị về việc hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật cóliên quan của dự án theo kế hoạchxây dựng nêu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được thẩm định, phê duyệt;

h) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật cóliên quan.

11. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).

12. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếucó) sau khi đưa hạng mục côngtrình, công trình xây dựng vào sử dụng.

13. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục côngtrình, công trình xây dựng.

14. Văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền quyđịnh tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này (nếu có).

15. Các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trìnhthực hiện kiểm tra công tácnghiệm thu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này (nếu có).

16. Các hồ sơ/văn bản/tài liệu khác có liên quan tronggiai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.

 

Ghi chú:

Khi gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thuhoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại điểm akhoản 6 Điều 24 Nghị định này, chủ đầu tư chỉ gửi danh mục liệt kê các tài liệunêu tại Phụ lục này trừ các hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 13, 14, 15 Phụ lục này.

 


PHỤ LỤC VII

(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)

 

    …….(1)…..…
 
-------      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
---------------

       

Số:  …….……

     

……., ngày……. tháng……. năm………

 

 

 

THÔNG BÁO

KẾT QUẢ KIỂM TRA CÔNG TÁC NGHIỆM THU HOÀN THÀNHHẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Kínhgửi: ………….(2)…….......

 

Căn cứ Nghị định số .../2021/NĐ-CP ngày ... tháng01 năm 2021 của Chính phủ về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trìcông trình xây dựng;

Căn cứ giấy phép xây dựng (4);

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế được thẩm định tại văn bản số…….;

Căn cứ báo cáo hoàn thành thi công xây dựng củaChủ đầu tư số ... ngày ...;

Căn cứ báo cáo khắc phục tồn tại của Chủ đầu tư số .... ngày ... (nếu có);

Căn cứ văn bản chấp thuận nghiệm thu về phòng cháychữa cháy số (nếu có);

Căn cứ văn bản xác nhận hoàn thành công trình bảovệ môi trường số (nếu có);

Căn cứ các văn bản có liên quan theo quy định củapháp luật chuyên ngành (nếu có);

Căn cứ kết quả kiểm tra đối với công trìnhngày………..,

…………(1)...... chấp thuận kết quả nghiệm thucủa…….(2)……….. để đưa vào sử dụng đối với công trình/hạng mục công trình nhưsau:

1. Thông tin về công trình

a) Tên công trình/hạng mục công trình: ....(3)....

b) Địa điểm xây dựng: …………………..

c) Loại và cấp công trình.

d) Mô tả các thông số chính của công trình.

2. Yêu cầu đối với chủ đầu tư

- Lưu trữ hồ sơ công trình theo quy định.

- Quản lý, khai thác, vận hành công trình theođúng công năng thiết kế được duyệt.

-Các yêu cầu khác (nếu có).

 

    Nơi nhận:
 
- Như trên;
 - Lưu: ...      

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ/NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN
 
(Ký, ghi rõ họ tên,  chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

 

 

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tracông tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24Nghị định này.

(2) Tên của chủ đầu tư.

(3) Ghi rõ tên công trình/hạng mục công trình vàphạm vi nghiệm thu.

(4) Trường hợp miễn giấy phép xây dựng: ghi căn cứmiễn phép theo quy định của pháp luật.

 


PHỤ LỤC VIII

DANH MỤC CÔNG TRÌNH QUY MÔLỚN, KỸ THUẬT PHỨC TẠP

(Banhành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chínhphủ)

 

   

STT

     

Loại công  trình

     

Tiêu chí  phân cấp

     

Quy mô

       

1

     

Cảng hàng không

     

Lượt hành khách (triệu khách/năm)

     

≥ 20

       

2

     

Đường ô tô cao tốc

     

Tốc độ thiết kế (km/h)

     

≥ 100

       

3

     

Cầu

     

Nhịp kết cấu lớn nhất (m)

     

≥ 150

       

4

     

Hầm giao thông

     

Chiều dài hầm (m)

     

≥ 1.500

       

5

     

Đường sắt cao tốc, đường  sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị

     

Tầm quan trọng

     

Với mọi quy  mô

       

6

     

Cảng biển

     

Tải trọng của tàu (DWT)

     

≥ 100.000

       

7

     

Công trình lọc dầu, hóa dầu, lọc  hóa dầu

     

Tổng công suất (triệu tấn /năm)

     

≥ 2

       

8

     

Công trình thủy điện

     

Tổng công suất (MW)

     

≥ 200

       

9

     

Công trình nhiệt điện

     

Tổng công suất (MW)

     

≥ 1.000

       

10

     

Hồ chứa nước

     

Dung tích ứng với mực nước dâng bình thường  (triệu m3)

     

> 1.000

       

11

     

Các công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp  khác do Thủ tướng  Chính phủ phê duyệt hàng năm.

 

 


PHỤ LỤC IX

DANH MỤC HỒ SƠ PHỤC VỤ QUẢNLÝ, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)

 

1. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng côngtrình và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹthuật đầu tư xây dựng.

2. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình.

3. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tưxác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.

4. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bàn vẽ kèm theo).

5. Các kết quả quan trắc, kiểm định chất lượng côngtrình, thử nghiệm khả năng chịulực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và cáctài liệu khác có liên quan.

6. Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vàocông trình.

7. Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có);quy trình bảo trì công trình.

8. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).

9. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục côngtrình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng của chủ đầu tư. Phụ lục các tồn tạicần sửa chữa, khắc phục (nếu có).

10. Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoànthành hạng mục công trình, công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xâydựng (nếu có).

 

Related Posts

No items found.

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form